28 tháng 7, 2023

Saigon-Chuyện Đời Của Phố P01-Phạm Công Luận

 Saigon-Chuyện Đời Của Phố P01-Phạm Công Luận

 

Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt đầu từ

khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài Gòn ăn Tết với gia
đình bên nội, hay từ thuở ba tôi còn là một thiếu niên thường xuyên
trốn học đi xem phim ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận. Hay xa xăm hơn
nữa, từ năm 1941, khi chàng trai trẻ - là ông nội tôi - lặn lội từ Quảng
Bình vô Sài Gòn làm cậu chạy việc cho các bà phước ở dòng tu kín sau
Nhà Bưu điện Thành phố, ít lâu sau lại trở thành anh bồi của một gia
đình người Pháp trên đường Catinat với mức lương 40 đồng bạc Đông
Dương?  ---Xem tiếp

 




26 tháng 7, 2023

Hà Nội Rong Ruổi Quẩn Quanh


 Hà Nội đã trở thành “nàng thơ” của biết bao nhiêu văn nghệ sĩ. Mỗi một người nghệ sĩ lại có cơ hội được gặp gỡ Hà Nội ở những điều khác nhau. Trong văn chương, độc giả có lẽ cũng không còn xa lạ với Hà Nội của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Vũ Trọng Phụng,... Và Băng Sơn, cái tên mà bất kì người đọc nào nghe tới cũng nghĩ ngay về Hà Nội.

Dù không sinh ra ở Hà Nội, nhưng gần như suốt cuộc đời mình, Băng Sơn sống, viết và gắn bó hoàn toàn với Hà Nội. Ông đã viết rằng: “Hà Nội như máu thịt tôi, không thể tách rời ra được nữa. Tôi chưa bao giờ sống xa Hà Nội quá một tuần. Hà Nội có cái gì thì con người tôi có cái ấy, dù tôi không phải là Bách khoa thư lưu trữ toàn bộ những thứ gì liên quan đến Hà Nội, nhưng gần như một đời thâm nhập vào Hà Nội, tôi tự thấy mình quá hiểu Hà Nội lắm rồi"..

Băng Sơn làm thơ và viết văn từ năm 1949 và đã có nhiều tác phẩm được đăng báo từ thủa đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đến năm 1975, ông chuyển qua viết văn xuôi. Lúc đó, ông bảo: “Phải viết văn mới biểu diễn hết những cái mà mình chất chứa trong tâm hồn về con người, về cuộc sống, về quê hương, đất nước, đặc biệt là về Hà Nội mến yêu.”




 Hà Nội Rong Ruổi Quẩn Quanh



Hà nội rong ruổi quẩn quanh gồm 33 tạp văn ngắn của Băng Sơn, viết về mọi ngóc ngách của Hà Nội với những câu chuyện nhỏ nhặt đời sống, những hàng cây, ghế đá, những hàng quán xôn xao, ... mang nhiều đậm âm hưởng của phố phường Hà Nội.

Ngôn ngữ văn chương của Băng Sơn vô cùng gần gũi, mạch lạc, rõ ràng, nhưng lại chất chứa đầy vần điệu được cất lên bởi một tâm hồn tinh tế. Bởi thế, tạp văn của ông, vừa đầy chất đời, lại vừa miên man như thơ.

Hà Nội trong mắt Băng Sơn giống như người thiếu nữ trong đôi mắt kẻ si tình, rất đẹp đẽ, rất đắm đuối. Cái ánh nhìn đẹp đẽ mà không khoa trương ấy của Băng Sơn đã khiến bao nhiêu thế hệ độc giả cảm động.

Những điều giản dị giữa Hà Nội như khi ngồi ngắm người ta qua lại đi tập thể dục giữa những ô cỏ rộng ở Lăng Bác, hay phóng xe lên cầu Long Biên ngắm mặt trời lặn và thả mắt nhìn ra những bãi phù sa tươi tốt những cây, những cỏ, những ruộng nhỏ xanh ngát.

Hà Nội cũng là trèo lên gác 2 của một quán cafe cổ, ngồi ở ban công, ngó xuống phía dưới phố phường tan tầm nhộn nhịp đang được bầu trời ra sức nhuộm một màu mật vàng...

Hà Nội là như thế đấy, như lời nhà văn Băng Sơn viết: "Rong ruổi dù quẩn quanh cũng hay đáo để". Băng Sơn đã nhắc nhớ lại những kỷ niệm đẹp nhất với những người Hà Nội cũ, và khơi dậy trong tâm trí những người Hà Nội hôm nay niềm mến yêu gần gụi cùng thành phố họ đang sống. Dù Hà Nội hôm nay đang khác đi rất nhiều ngày Băng Sơn “rong ruổi quẩn quanh” ấy, nhưng hồn khí của thành phố thì vẫn vẹn nguyên.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Tản văn về Hà Nội thì rất nhiều người viết, nhưng Băng Sơn có lối viết của mình, ông viết nhẹ nhàng điểm qua. Có lẽ vì trước một đề tài vừa quen vừa lạ nên viết nó vừa dễ, vừa khó. Băng Sơn là gợi mở, điểm xuyết. Chữ "rong ruổi quẩn quanh" là ngày nào mình cũng đi, nhưng không bao giờ là chán trong mắt những người yêu Hà Nội” .

Băng Sơn dành cả cuộc đời mình để rong ruổi và viết về Hà Nội. Ngoài Hà Nội rong ruổi quẩn quanh, ông còn nhiều cuốn sách viết về Hà Nội như: Thú ăn chơi người Hà Nội (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - 1993); Nghìn năm còn lại (Nhà xuất bản Hà Nội - 1996); Nước Việt hồn tôi (Nhà xuất bản Phụ Nữ - 1995); Đường vào Hà Nội (Nhà xuất bản Thanh Niên - 1997); Hà Nội 36 phố phường; Dòng sông Hà Nội....

Suốt một cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp văn học nước nhà, ông đã tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý của nhà nước như Huy chương vì sự nghiệp văn hóa, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục thanh thiếu nhi. Cuối năm 2009, ông được chọn vào danh sách đề cử giải thưởng lớn trong giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”




25 tháng 7, 2023

Sài Gòn-Tình Yêu Của Tôi

 Sài Gòn-Tình Yêu Của Tôi

 


 Sau Sài Gòn Đi Và Nhớ là một bộ sách gồm bốn tập viết về những ngóc ngách, những ký ức về Sài Gòn một thời đã xa, khi tác giả tuổi còn rất trẻ. Hôm nay, các bạn cầm trên tay Sài Gòn _ Tình Yêu Của Tôi là tập đầu tiên nói lên tình yêu Sài Gòn, nơi chứa đựng bao kỷ niệm thời đi học với gia đình, thầy cô, bạn bè.


Sài Gòn _ Tình Yêu Của Tôi gồm những tản văn từng được đăng trên Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, Người Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị (cũ), Nguyệt San Pháp Luật, Phụ Nữ TPHCM, Tạp San Áo Trắng và tuần san Công Giáo Và Dân Tộc.

Sài Gòn _ Tình Yêu Của Tôi vẫn là quà tặng đầy ý nghĩa cho những cư dân Sài Gòn thế hệ 4X _ 5X thế kỷ 20, những ai từng được Sài Gòn cưu mang, những người một lần ghé Sài Gòn và cả những người bỏ Sài Gòn ra đi ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Hãy đọc để thêm yêu Sài Gòn. Thật là một thiếu sót nếu chỉ có trên tay Sài Gòn _ Tình Yêu Của Tôi, mà không tìm mua Sài Gòn _Tuổi Thơ Hoa Bướm / Sài Gòn _Ký Ức Vượt Thời Gian và Sài Gòn _ Tháng Ngày Không Quên để hiểu thêm trọn vẹn về một Sài Gòn từng là danh từ riêng không dễ quên, không hề muốn quên của rất nhiều người trên hành tinh này.

Hãy đọc để trả lời câu hỏi tại sao ở nhiều nước trên thế giới có Little Saigon!

Sài Gòn-Tình Yêu Của Tôi - Tác giả Nguyễn Ngọc Hà 
Bài 1: SÀI GÒN QUÊ HƯƠNG TÔI . . . . Xem tiếp

Công nghệ nhiếp ảnh-Những sự kiện và nhân vật đầu tiên

 Công nghệ nhiếp ảnh-Những sự kiện và nhân vật đầu tiên

 

Năm 1839, người Pháp sáng tạo ra công nghệ chụp ảnh. 30 năm sau, năm 1869, người Việt Nam đã bắt đầu du nhập nghề chụp ảnh, có hiệu ảnh đầu tiên để xây dựng nền nghệ thuật nhiếp ảnh của riêng mình.

Xem tiếp

 


22 tháng 7, 2023

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh-P01

 

Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh-P01
Từ Kinh Đô Đến Thủ Đô

18 tháng 7, 2023

Nhà sách Khai Trí xưa – Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách

Nhà sách Khai Trí xưa – Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách


Nhà sách Khai Trí xưa – Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt thông minh đĩnh ngộ và câu chuyện ở nhà sách Khai Trí (báo chí giấu tên và cũng không cho biết trường cậu bé học, thật ra cậu là học sinh trường Pétrus Ký). 


Xem tiếp

 



12 tháng 7, 2023

Givral Tên một quán Cà Phê ghi dấu nhiều lịch sử

 Givral Tên một quán Cà Phê ghi dấu nhiều lịch sử


Givral Tên một quán Cà Phê ghi dấu nhiều lịch sử

Với người Sài Gòn, Givral không đơn thuần là quán cafe mà còn là một phần của lịch sử, là một giá trị văn hóa. Thế nhưng, cuối năm 2010, Cafe Givral đã bị đập đi và xây lại mới hoàn toàn. 
Tiệm Café de la Musique góc Catinat-Bonard, nơi sau này là hiệu thuốc Tây Solirène, va cuối cùng là quán Cafe Givral.
Sài Gòn Givral là một quán cafe nằm ở góc đường Tự Do và Lê Lợi, được xây dựng năm 1940 bởi một người Pháp sống lâu ở Việt Nam tên Alain Poitier. Trên con đường Đồng Khởi này có 3 tiệm cà phê nổi tiếng thời Sài Gòn cũ là La Pagode, Givral và Brodard, nhiều người xưa ví đây như 3 chàng ngự lâm pháo thủ của thành phố. 

Với người Sài Gòn, Givral không đơn thuần là quán cafe mà còn là một phần của lịch sử, là một giá trị văn hóa. Cùng với Bưu điện Trung tâm, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Khách sạn Continental, Chợ Bến Thành… cà phê Givral lưu giữ một phần hồn của Sài Gòn ngày xưa. . . . Xem thêm



 

 


10 tháng 7, 2023

Chất Thiền trong bài hát “Đóa Hoa Vô Thường” của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn-Bài 1

 Chất Thiền trong bài hát “Đóa Hoa Vô Thường” của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn-Bài 1

 

Minh họa : Xuân Lộc



Chất Thiền trong bài hát “Đóa Hoa Vô Thường” của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

Bài của Sư Minh Tuệ Đỗ Minh-Phần 1
🌷01-Tìm em tôi tìm
Mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn
Một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh
Một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm
Một hồn giấy mới
Xem tiếp

Đóa hoa vô thường là hoa gì?

Đóa hoa vô thường là hoa gì?


“Vô thường” là một trong “tam pháp ấn” của Phật giáo. Nguyên lý vô thường cùng với nguyên lý Khổ và Vô ngã quán chiếu toàn bộ lý thuyết Phật giáo. Vậy “vô thường” ở đây có thể là ngôn ngữ của Phật giáo, mà Trịnh Công Sơn muốn nói đến. Trịnh Công Sơn sống ở miền Trung Việt Nam, nơi Phật giáo Tiểu thừa bắt rễ sâu, vậy điều mà “đóa hoa vô thường” muốn hướng đến là nằm trong chi phái nào, nếu đó là một thông điệp Phật giáo?

Xem tiếp

 


 

 

Bài thơ gồm tên 63 bài hát của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

Bài thơ gồm tên 63 bài hát của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn


"Bạc phơ Hạ trắng tái tê

Để cho Biển nhớ gọi về tên Anh

Tình sầu nào có trôi nhanh

Tình xa xin vẫn để dành cho nhau

Tôi ru em ngủ cho mau

Tự dưng thấy - Trong nỗi đau tình cờ



Nắng thuỷ tinh cũng ngẩn ngơ

Rừng xưa đã khép tiếng tơ vẫn còn

Vết lăn trầm mãi chẳng tròn

Ướt mi chi để héo hon cho người

Biệt ly Vẫn nhớ cuộc đời

Dù rằng Xa dấu mặt trời bao năm

Khi nào Tôi sẽ đi thăm

Để người xin chớ Tưởng rằng đã quên

Ru tình mong chút nhân duyên

Một ngày như mọi ngày nên lại buồn

Này em có nhớ mưa tuôn

Cơn Mưa mùa hạ ngọn nguồn từ đâu

Người về bỗng nhớ nhịp cầu

Nối vòng tay lớn nguyện cầu cho ai

Nguyệt ca
- Như tiếng thở dài

Tuổi đá buồn gửi u hoài đi theo

Quỳnh hương đưa giữa xóm nghèo

Hai mươi mùa nắng lạ vèo trôi qua

Kìa Đôi mắt nào mở ra

Cho ai được thấy Đoá hoa vô thường

Giọt nước mắt cho quê hương

Trong tim Có những con đường lá rơi

Chỉ có ta trong cuộc đời


Biển nghìn thu ở lại nơi bến nào

Bống không là Bống dưới ao

Này em có nhớ gọi chào Bống không ?

Ru em từng ngón xuân nồng

Nghẹn như Lời của dòng sông thu tàn

Huyền thoại Mẹ mãi chứa chan

Sóng về đâu để non ngàn đắng cay ?

Còn Ta thấy gì đêm nay ?

Ai đi Như cánh vạc bay cuối chiều…

Lời thiên thu gọi phiêu diêu

Phúc Âm buồn gợi những điều trong tim

Thương một người mải đi tìm

Hoa vàng mấy độ lặng im khóc thầm

Tạ ơn thắp nén hương trầm

Đã thôi Ở trọ cõi trần rồi ư ?

Cát bụi là thực hay hư

Ra đồng giữa ngọ mà như về nhà

Một lần thoáng có rồi xa

Để ai đếm - Từng ngày qua não nề

Hẹn chi Một cõi đi về

Diễm xưa nay đã yên bề sau mưa

Mang Em đến từ nghìn xưa

Mà như Cỏ xót xa đưa tháng ngày

Mình ai Lặng lẽ nơi này

Chẳng buồn theo để Níu tay nghìn trùng

Rừng xanh xanh mãi không cùng

Vườn xưa xơ xác giữa vùng xác xơ

Thương ai đã Hãy cố chờ

Vàng phai trước ngõ thẫn thờ cuối xuân

Ai ngoài cánh cửa tần ngần

Bên đời hiu quạnh những lần lệ rơi

Để gió cuốn đi cuối trời

Ru đời đi nhé! Mong đời ngủ say..."



5 tháng 7, 2023

Cao Ốc Sunwah Thời Pháp Thuộc là Tòa nhà nào ?

 Cao Ốc Sunwah Thời Pháp Thuộc là Tòa nhà nào ?

 


🌷Cao ốc Sunwah

🌷Ngay Ngã Tư Nguyễn Huệ, Tôn Thất Thiệp, Huỳnh Thúc Kháng trước đây có ai biết được nó từng là Nhà thờ Sài Gòn thời Pháp thuộc ?

🌷Ngay sau khi chiếm Gia định, Pháp đã cho xây một Nhà thờ để làm nơi cử hành Thánh lễ cho những người theo đạo Công giáo. Một nhà thờ bằng gỗ được xây bên bờ “Kinh Lớn” tiền thân Phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày nay

Xem tiếp

3 tháng 7, 2023

Chuyện Chợ Lớn, Đèn Neon-Di Sản Hồng Công

 CHUYỆN CHỢ LỚN, ĐÈN NEON - DI SẢN HỒNG CÔNG

 


Nguy cơ biến mất & ý nghĩa bảng hiệu. 
Thoạt nhìn, phong cảnh neon của Hồng Kông có vẻ hỗn loạn, với các dấu hiệu đủ hình dạng và kích cỡ mang theo một loạt các hình ảnh và thông điệp.

THỜI HOÀNG KIM CỦA NEON HỒNG CÔNG

Từ những năm 1920 - dưới chế đố thuộc địa của vương quốc Anh, Hồng Công rực sáng bởi những chiếc bảng hiệu neon, từng ống thủy tinh chứa neon, argon, hely, khí trơ ấy thế mà được bàn tay điệu nghệ của các nghệ nhân làm bảng hiểu uốn nắn ra những hình thù đặc trưng mà các cửa tiệm nhỏ cho đến lớn thi nhau lắp. Dường như họ sợ việc không có biển hiệu sẽ làm giảm đi "độ cạnh tranh". Xem tiếp


Tìm hiểu về nguồn gốc các triều đại Lý và Trần (Bài 3)

Tìm hiểu về nguồn gốc các triều đại Lý và Trần (Bài 3)
Sự công nhận thời Hùng Vương là gốc của mình của triều Lý – Trần:

 


Triều Trần cũng công nhận về thời kỳ Hùng Vương của người Việt, với những ghi chép về văn bia thời nhà Trần có ghi về đền thờ gốc là đài Kính Thiên được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ 6, các vị vua nhà Lý, nhà Trần đã biết tới sự tích này, phong thần và cho tu sửa đền thần, ban tặng sắc phong.
Xem tiếp

2 tháng 7, 2023

Tìm hiểu về nguồn gốc các triều đại Lý và Trần (Bài 2)

 Tìm hiểu về nguồn gốc các triều đại Lý và Trần (Bài 2)

2. Văn hóa các triều Lý – Trần:

a. Trống đồng:

Điều đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất, đó là các triều Lý – Trần cũng sử dụng trống đồng, đây là một cốt lõi văn hóa của người Việt. Việc kế thừa và sử dụng trống đồng đã cho thấy được vai trò của văn hóa Việt trong văn hóa các triều đại Lý Trần. Không chỉ một, mà có rất nhiều trống đồng với các hoa văn Rồng đặc trưng của thời kỳ này đã được tìm thấy, chứng minh cho sự sử dụng rộng rãi của trống đồng trong thời kỳ này,

 Xem tiếp

 


Trống đồng Bình Yên được tìm thấy tại Thanh Hóa đã được đúc cùng với hoa văn Rồng thời Lý

Tìm hiểu về nguồn gốc các triều đại Lý và Trần (Bài 1)

 Tìm hiểu về nguồn gốc các triều đại Lý và Trần (Bài 1)



Về vấn đề nguồn gốc của triều Lý Trần, thì dựa trên một số ghi chép lịch sử, đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng đây là các triều đại có nguồn gốc từ phương Bắc, hay “gốc Trung Quốc”, dẫn tới một kết luận rất chủ quan về nguồn gốc dân tộc Việt: các triều đại Việt đều do người Trung Quốc lập nên và cai trị người bản địa.

 

Chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu và toàn diện hơn về lịch sử của người Việt, để có thể thấy được nguồn gốc của các triều đại Lý – Trần, nền tảng văn hóa của các triều đại này, cũng như xác minh thông tin về các khái niệm được lấy làm cơ sở kết luận về “nguồn gốc Trung Quốc” của các triều đại đế vương Việt Nam.

Xem tiếp