Givral Tên một quán Cà Phê ghi dấu nhiều lịch sử
Givral Tên một quán Cà Phê ghi dấu nhiều lịch sử Với người Sài Gòn, Givral không đơn thuần là quán cafe mà còn là một phần của lịch sử, là một giá trị văn hóa. Thế nhưng, cuối năm 2010, Cafe Givral đã bị đập đi và xây lại mới hoàn toàn. Tiệm Café de la Musique góc Catinat-Bonard, nơi sau này là hiệu thuốc Tây Solirène, va cuối cùng là quán Cafe Givral. | Sài Gòn Givral là một quán cafe nằm ở góc đường Tự Do và Lê Lợi, được xây dựng năm 1940 bởi một người Pháp sống lâu ở Việt Nam tên Alain Poitier. Trên con đường Đồng Khởi này có 3 tiệm cà phê nổi tiếng thời Sài Gòn cũ là La Pagode, Givral và Brodard, nhiều người xưa ví đây như 3 chàng ngự lâm pháo thủ của thành phố. Với người Sài Gòn, Givral không đơn thuần là quán cafe mà còn là một phần của lịch sử, là một giá trị văn hóa. Cùng với Bưu điện Trung tâm, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Khách sạn Continental, Chợ Bến Thành… cà phê Givral lưu giữ một phần hồn của Sài Gòn ngày xưa. . . . |
|
|
( Tự Do-Lệ Lợi ) Sau nầy là Tiệm thuốc Tây Solirene
Tiệm thuốc Tây Solirene
- Sau nầy là Cafe Givral
Cà phê Givral cũ rất nổi tiếng, đây là nơi gặp gỡ của nhiều nhà văn, nhà báo nổi danh thế giới thời chiến. Tướng Phạm Xuân Ẩn ngày xưa thường la cà ở đây, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thường đến đây uống cà phê, lấy cảm hứng cho nhiều bài ca bất hủ của ông.
Những kỷ giả nổi tiếng thế giới thời Chiến tranh Việt Nam như Peter Arnett, Larry Burrows... cũng từng ngồi ở đây làm việc. Có thể nói đây là một địa danh lịch sử của Sài Gòn. Năm 2001, chỗ ngồi và cảnh quan ở đây đã được phục dựng hệt như Givral thời đầu thế kỷ sau khi đoàn làm phim “Người Mỹ trầm lặng” thuê lại.
Đối với giới tri thức Sài Gòn xưa, những kỷ niệm về Givral vẫn còn in đậm. Nhiều người kể rằng, tầm nhìn khi ngồi ở Givral bên phía Đồng Khởi đẹp hơn phía Lê Lợi. Nhìn xuôi theo con đường này, ngày xưa ta thấy khách sạn Caravelle và khu nhà thấp sau bị phá để xây Artex Building. Nhìn ngược về con dốc Đồng Khởi, có thể thấy Continental, công viên Chi Lăng phía xa cùng dòng xe qua lại không xô bồ.
Thú vị nhất là mua sách Xuân Thu rồi tạt vào Givral vừa uống cà phê vừa đọc. Những buổi chiều mưa, sự thích thú tăng lên gấp bội. Ngồi một mình, hay với bạn, với gia đình, Givral vẫn là nơi chốn thích hợp nhất.
Đối với giới tri thức Sài Gòn xưa, những kỷ niệm về Givral vẫn còn in đậm. Nhiều người kể rằng, tầm nhìn khi ngồi ở Givral bên phía Đồng Khởi đẹp hơn phía Lê Lợi. Nhìn xuôi theo con đường này, ngày xưa ta thấy khách sạn Caravelle và khu nhà thấp sau bị phá để xây Artex Building. Nhìn ngược về con dốc Đồng Khởi, có thể thấy Continental, công viên Chi Lăng phía xa cùng dòng xe qua lại không xô bồ.
Thú vị nhất là mua sách Xuân Thu rồi tạt vào Givral vừa uống cà phê vừa đọc. Những buổi chiều mưa, sự thích thú tăng lên gấp bội. Ngồi một mình, hay với bạn, với gia đình, Givral vẫn là nơi chốn thích hợp nhất.
Đối diện Khách Sạn Continental là Quán Givral - Nay không còn nữa
Thế nhưng vào cuối năm 2010, Cafe Givral đã bị đập đi và xây lại mới hoàn toàn. Mặc dù vẫn được trang trí bằng những bức tranh Sài Gòn xưa nhưng với sự hiện đại, trẻ trung mới, cà phê Givral đã không còn giữ được cái hồn ngày xưa.
Sau đó, quán Givral mới đã được khai trương trở lại đồng thời với tòa nhà Vincom Center. Nó vẫn nằm ở vị trí cũ, nhưng tất nhiên, nó không còn như cũ. Thiết kế mới với tông màu nâu, vàng kem chiếm phần chủ đạo, nội thất gỗ cố ý thể hiện cho mang nét hoài cổ, nhưng sự hiện đại, sang trọng thấy khá rõ. Givral mới xóa hẳn phong cách kiểu Pháp đã có hơn nửa thế kỷ của nó.
Sau gần một năm gắng gượng để tồn tại. Đầu tháng 9/2013, Givral mới đóng cửa trong lặng lẽ vì không chịu nổi tiền thuê mặt quá cao giữa lúc kinh tế đang lao dốc. Thế là hết La Pagode, Brodard và Givral - ba chàng ngự lâm pháo thủ của một thời Sài Gòn hoa lệ.
Nhìn lại di sản hôm nay, những tuyến đường xung quanh Givral rất đông người tham quan, nhất là trên phố đi bộ Nguyễn Huệ mỗi buổi chiều. Khách du lịch ngắm nhìn rồi chụp hình nào là Nhà hát Thành phố, nào tháp hành chính Bitexco mà ít ai chú ý đến Givral vẫn đang nằm lặng lẽ bên góc đường Lê Lợi
Theo : cungcau. vn