




-----------------Từ nay anh đã có nàng------------------
-----------Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca-----------





“Vô thường” là một trong “tam pháp ấn” của Phật giáo. Nguyên lý vô thường cùng với nguyên lý Khổ và Vô ngã quán chiếu toàn bộ lý thuyết Phật giáo. Vậy “vô thường” ở đây có thể là ngôn ngữ của Phật giáo, mà Trịnh Công Sơn muốn nói đến. Trịnh Công Sơn sống ở miền Trung Việt Nam, nơi Phật giáo Tiểu thừa bắt rễ sâu, vậy điều mà “đóa hoa vô thường” muốn hướng đến là nằm trong chi phái nào, nếu đó là một thông điệp Phật giáo?
Đến đây, phải đưa ra “đột ngột” một vấn đề, có tình như “bổ đề” trong chứng minh một bài toán. Đó là thông tin về “Mười bức tranh trâu” (Thập mục ngưu đồ), bức họa vẽ mười bức tranh liên hoàn, mô tả việc tìm trâu và chăn trâu của mục đồng. Nếu ai có chút tìm hiểu về Phật giáo và Thiền, thì biết lai lịch và ý nghĩa của “Mười bức tranh trâu”. Có 2 biến thể của “mười bức tranh trâu”, một của Đại thừa, một của Thiền tông. Ở đây chỉ nói tóm tắt về “Mười bức tranh trâu Thiền tông”.
Chủ đề của 10 bức tranh trâu Thiền tông là:
1. Tìm trâu;
2. Thấy dấu;
3. Thấy trâu;
4. Được trâu;
5. Chăn trâu;
6. Cưỡi trâu về nhà;
7. Quên trâu còn người;
8. Người trâu đều quên;
9. Trở về nguồn cội;
10. Thõng tay vào chợ.
Thiền sư vẽ tranh chăn trâu, mô tả sự tìm trâu, chăn trâu để hình ảnh hóa quá trình thiền sinh tu thiền, tìm cái tâm giác ngộ, thực hiện quá trình hàng phục kỳ tâm của người tu. Con trâu ở trên tranh, chính là tâm mà thiền sinh phải đi tìm và cách ứng xử với nó trong quá trình đến chân lý Giác ngộ. Quá trình tu tâm trực quan ở 10 tranh chăn trâu có thể phân thành 3 giai đọan: 1/ Giai đoạn hướng ngoại “dùng tâm để biết tâm”, thấy dấu vết của tâm, thấy lỗi thấy nghiệp của mình, và dùng “giới” để điều phục tâm, tu luyện hàng phục kỳ tâm (tranh 1 đến 5). 2/ Giai đoạn hướng nội “đem tâm trở về với tâm” (tranh 6 và 7: Cưỡi trâu về nhà, Quên trâu còn người) đạt đến mục đích kiến tánh, tức thấy “tâm chính là vô tâm” (người trâu đều quên, tranh 8 vẽ một vòng tròn viên mãn); 3/ Giai đoạn hội nhập với thiên nhiên (tranh 9) và thế tục (tranh 10) bằng “tâm bình thường” để thực sự sống với cái “tâm không tâm”.
Vậy “Mười bức tranh trâu” liên quan gì đến “Đóa hoa vô thường”?
Ngày xưa, thiền sư họa sĩ đã dùng tranh, vẽ toàn bộ quá trình tìm trâu, chăn trâu, rồi quên trâu, quên mình để biểu đạt quá trình tu tập Thiền tông. Nghe đi nghe lại bài “Đóa hoa vô thường”, tôi chợt nhận thấy có một sự tương liên giữa tác phẩm âm nhạc của họ Trịnh và tác phẩm hội họa kia. Quá trình đi tìm đóa hoa vô thường thực chất là quá trình đi đến bến bờ Giác ngộ của người nghệ sĩ. Bài hát chính là kể lại câu chuyện đó.






Năm đoạn trên đây, tương ứng (vừa khít) với 5 bức tranh trong “Mười bức tranh trâu Thiền tông”. Nếu ở tranh diễn tả sự tìm kiếm tâm từ ngoại cảnh, dùng nỗ lực giới đạt kiến tính, biểu hiện bằng việc mục đồng tìm trâu cho đến chăn trâu, thì trong ca khúc, nhạc sĩ “ta” đi tìm em, từ tìm em cho đến vui sống với em, quá trình tìm kiếm em - trâu từ bên ngoài tâm thức của “ta”. Kết quả thấy em, chung sống dưới mái nhà “có con chim hót tên là ái ân” đã đánh lừa người nghe, tưởng rằng tác giả kể về một quá trình trần tục, tìm một cô gái cụ thể nào đó, kết thức là ái ân đời thường. Thực ra đó là ái - tình yêu, và ân - ơn nghĩa trong tư duy Phật giáo. Cho nên không ít bài phân tích rằng tác giả đi tìm hình dáng cô gái “mình hạc sương mai”, rồi nụ cười, rồi bờ môi, rồi tâm hồn thế nào… Tất cả những chi tiết đời thực ấy che khuất những chi tiết siêu thực tưởng như ít ỏi, chấm phá là tìm chim trong đàn mà “ngậm hạt sương bay”, hay là tìm “dấu hài” trên sông, và cuối cùng tác giả nói thẳng “tìm trong vô thường” vẫn ít ai để ý “em” ấy là em nào.
Tiếp những đoạn sau của bài hát:




Ở đây, có một câu hỏi, tại sao Trịnh Công Sơn chỉ kể hành trình tương ứng đến bức tranh số 9. Vậy còn sự nhập thế hoàn toàn, đích đến của bức tranh số 10 thì sao? Đó là một dụng ý của tác giả, “ta” trong bài hát đang kể quá trình biến thành “đóa hoa vô thường”, và chính sự việc kể lại chuyện này, chính là quá trình cuối cùng “thõng tay vào chợ”, là quá trình nhập thế của “ta” - tác giả - thiền sư ẩn danh.
Như vậy, có thể coi bài hát “Đóa hoa vô thường” là nhạc phẩm Thiền tông, minh họa quá trình thiền sinh tu tập, đi đến bến bờ Chân lý giác ngộ, đi từ ngoại cảnh đến Tâm Thiền. Quá trình đó kể câu chuyện gần gũi với đời sống của nghệ sĩ, như thể tìm người yêu trong mộng của mình. Chu trình tìm thấy người yêu - em, rồi rời xa nhau, đến khi chính nghệ sĩ cũng quên mình đạt đến nhận thức trở về nguồn cội. Đó là hoạt động sống thực tế, cũng là hoạt động tâm linh, quá trình nhận thức chân lý của người nắm được nguyên lý Thiền. Tác giả đã làm một bài Thiền luận bằng ca khúc mà âm nhạc của bài hát là giai âm thánh thiện, say mê…
Theo : HỒ NGỌC MINH