Bức ảnh chụp tại Việt Nam đầu tiên
Khi người Pháp sáng tạo ra công nghệ chụp ảnh thì cũng là giai đoạn họ đang ra sức xâm chiếm thuộc địa ở Viễn Đông, trong đó có Đại Nam/Việt Nam.
Nhiếp ảnh đã đi cùng các sĩ quan và các nhà báo của các đội quân viễn chinh và trở thành công cụ hữu ích cho việc tuyên truyền, lưu trữ tư liệu cho các cuộc chinh phục thuộc địa của họ.
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng. Nhưng từ trước đó hàng chục năm, họ đã có sự chuẩn bị cho cuộc xâm lăng này.
Năm 1844, một phái bộ ngoại giao của Pháp đến Trung Quốc để ký Hiệp ước Hoàng Phố với triều đình Đại Thanh trong đó có Jules Itier. Trên đường trở về Pháp, Jules Itier được lệnh chuyển sang tàu L’Alemene, ghé bến Tiên Sa, Đà Nẵng để ép triều đình Đại Nam (nhà Nguyễn) thả giám mục Lefebre, bị bắt giam trước đó.
Tại đây, Jules Itier đã chụp một số ảnh, trong đó có tấm ảnh “Đồn binh Non Nay xứ Đàng Trong” chụp một đồn binh phòng thủ của triều đình Đại Nam ở Đà Nẵng. Ảnh chụp vào ngày 12/6/1845. Cho đến nay, tấm ảnh này được ghi nhận là tấm ảnh đầu tiên chụp ở Việt Nam.
Trong tập hồi ký của mình, Itier viết: “Trong khi mọi người đi lại trên boong tàu để chờ giáo sĩ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh và tiến tới chân đồn binh Non Nay. Khi tôi đặt chân lên đất, cũng là lúc người ta kéo cờ hiệu khởi hành lên nóc cột chiến hạm, tiếp đó là một phát đại bác nổ rền vang, ra lệnh nhổ neo. Vài phút trễ tràng có thể làm thay đổi vận mệnh đời tôi. Xin Thượng đế phù hộ! Cầu cho hai tấm phim đã chụp đạt được kết quả. Đó là cảnh bến cảng Đà Nẵng. Tất cả quang cảnh đã được giữ một cách trung thực, ngoại trừ cảm xúc của tác giả, những bạn đọc hỡi, hãy gắng đón hiểu tâm tư của ta”.
Hình ảnh toàn bộ thành viên chính thức của sứ đoàn của triều đình Đại Nam do Thượng thư Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Ngụy Khắc Đản và Phạm Phú Thứ làm phó sứ. Ảnh tư liệu
Người Việt Nam được chụp ảnh đầu tiên
Phải nói ngay là hiểu theo nghĩa ảnh chân dung, không phải là nhân vật trong các tấm ảnh chụp đại cảnh. Nói vậy bởi vì trong suốt quá trình Pháp tấn công quân sự xâm lược từ Đà Nẵng (1/9/1858) rồi vào Sài Gòn - Gia định và các tỉnh miền Đông (Nam bộ), đến khi buộc triều đình Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), đã có nhiều bức ảnh về cuộc chiến này in trên các báo chí Pháp và châu Âu đương thời.
Năm 1863, một sứ đoàn của triều đình Đại Nam do Thượng thư Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Ngụy Khắc Đản và Phạm Phú Thứ làm phó sứ sang Pháp với sứ mệnh thuyết phục Hoàng đế Napoléon III sửa đổi lại bản hiệp ước đã ký nhằm "chuộc" lại một phần đất đai đã cam kết "cắt" cho Pháp…
Theo ghi chép trong cuốn “Tây hành nhật ký” của Phạm Phú Thứ, trong chuyến đi này, sứ bộ ta phải chụp ảnh như một thủ tục bắt buộc. Việc chụp ảnh sứ bộ này được thực hiện vào ngày 20/9/1863. Vì vậy, lâu nay giới nghiên cứu lịch sử đã xác định Phan Thanh Giản và các vị trong sứ bộ nhà Nguyễn sang Pháp năm 1863 là những người Việt Nam được chụp ảnh đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng theo “Tây hành nhật ký”, thì tại Pháp, ngày 5/10/1863, sứ bộ ta đã có cuộc gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Sen - vợ của Philippe Vanier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) chỉ huy tàu "Phụng"(Phoénix) của Chúa Nguyễn Ánh, lúc này đã 75 tuổi, cùng con gái là Marie Vannier đã 40 tuổi và đã ở Pháp 37 năm.
Hiện nay vẫn có ảnh của mẹ con bà Nguyễn Thị Sen do Poteau chụp lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp. Vậy nên có phỏng đoán là hai mẹ con bà Sen có thể đã chụp ảnh trước đó, ít nhất là trước khi gặp sứ bộ ta?
Nhưng gần đây, nhà nghiên cứu lịch sử nhiếp ảnh người Anh Terry là Bennett lại dẫn chứng rằng có một tấm ảnh “Ba người An Nam” do Fedor (1816 - 1900) chụp từ cuối năm 1857, tại Singapore, khi Fedor bắt gặp họ ở đó.
Vậy người Việt Nam nào được chụp ảnh ở Việt Nam trước tiên? Vẫn là câu hỏi khó vì từ ngày 15/3/1869, ở Hà Nội, tại phố Thanh Hà đã khai trương hiệu ảnh đầu tiên mang tên “Cảm Hiếu Đường” do ông Đặng Huy Trứ - một người Việt Nam làm chủ.
Tất nhiên, dân chúng không dễ gì được chụp ảnh vì giá chụp lúc đó rất đắt. Chỉ có quan lại và nhà giàu mới có thể đủ tiền chụp ảnh.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, vị hoàng đế nhà Nguyễn đầu tiên chụp ảnh là vua Đồng Khánh. Theo đó, ngày 5/1/1886, "để tỏ tình giao hiếu và theo quốc tục phương Tây", Đồng Khánh "chọn ngày quang tạnh, mặc mũ áo đại triều, ngồi ở Điện Văn Minh" cho người Pháp chụp ảnh, rồi chuẩn cho in thành 2 tấm, một để dâng lên Hoàng đế Đại Nam, một tấm gửi cho Nguyên thủ của nước Pháp để "nhận diện".
Các vị vua trước đó đều không có ảnh chụp, kể cả Tự Đức là người đã cử người đi học nghề và mua máy móc, phương tiện làm ảnh, cho mở hiệu ảnh ở kinh đô Huế.
Ông tổ nghề và nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên
Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) từ lâu đã được tôn vinh là ông tổ nghề ảnh Việt Nam.
Đặng Huy Trứ, tự là Hoàng Trung, hiệu là Vọng Tân và Tĩnh Trai, sinh ngày 16/5/1825 tại làng Thanh Lương (nay thuộc xã Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế), trong một gia đình nho giáo. Năm 1855, ông đỗ tiến sĩ và bắt đầu sự nghiệp làm quan. Là một trí thức Nho học, nhưng ông có tư tưởng canh tân, cải cách kinh tế rất mạnh mẽ.
Từ tháng 7 đến tháng 11/1865, triều đình sai Đặng Huy Trứ cải trang thành người Thanh (Trung Hoa) đi sang Quảng Đông để làm nhiệm vụ “thám phòng Dương tình” (dò xét tình hình các nước phương Tây).
Từ tháng 6/1867 đến tháng 12/1868, Đặng Huy Trứ đi công vụ ở Quảng Đông lần thứ hai. Lần đi này ông đã sang Hồng Kông mua sắm máy móc, thiết bị nghề ảnh để mở hiệu ảnh Cảm hiểu đường ở phố Thanh Hà (Hà Nội), khai trương vào ngày 15/3/1869.
Đặt tên vậy là vì, theo ông, chụp ảnh là để lưu giữ mãi hình ảnh của cha mẹ, người thân, để trọn vẹn chữ hiếu.
Vừa là để thể hiện quan điểm về tác dụng của ảnh, và cái dụng ý của mình khi đặt tên Cảm hiếu đường, ông có câu đối quảng cáo nhân ngày khai trương cửa hiệu: “Hiếu dĩ sự thân nhân sở cộng/ Ảnh giai tiêu tượng thế tương truyền”; nghĩa là: “Hiếu thờ cha mẹ người người muốn/ Ảnh giống dung nhan mãi mãi truyền” (Khương Hữu Dụng dịch).
Theo ông Phạm Tuấn Khánh/Đặng Khánh Côn (1919 - 2008), nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, hậu duệ của Đặng Huy Trứ, cho biết thì có 3 người đầu tiên được hiệu ảnh Cảm hiếu đường chụp là ông Tôn Thất Phiên (tri phủ huyện Lý Nhân, Hà Nam), ông Nguyễn Vĩnh Niên và ông Tô Bồi Chi.
Và theo sử nhà Nguyễn, thì vào tháng 5 năm Mậu Thìn (tháng 6/1876), ông Trương Văn Sán, người được triều đình cử đi học nghề ảnh ở Pháp về đã mở một hiệu ảnh trên bờ sông Hương, cạnh Bến Thương Bạc, Huế.
Từ đó, nhiều hiệu ảnh khác của người Việt và người Hoa mở ra ở Hà Nội và Sài Gòn. Năm 1890, ở Hà Nội có 3 hiệu ảnh của người Hoa là: Du Chương, Đông Chương ở phố Hàng Bồ, Mỹ Chương ở phố Hàng Bông. Sau đó, nhiều người Việt, người Hoa, người Pháp đua nhau mở hiệu ảnh ở Hà Nội và Sài Gòn.
Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Việt Nam là ông Khánh Ký - Nguyễn Đình Khánh, tên thật là Nguyễn Văn Xuân (1874 - 1946) với hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng. Theo học nghề ảnh từ năm 16 tuổi; năm 1892, ông mở hiệu ảnh ở phố Hàng Bồ (Hà Nội), chuyên về chụp ảnh chân dung.
Từ cửa hiệu ở Hà Nội, ông mở ra hàng loạt cửa hiệu ở Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn…; sau này là ở Toulouse, Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Quảng Châu (Trung Quốc). Ảnh chân dung Khánh Ký đẹp rất nổi tiếng, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
Ông là người chụp chân dung tất cả các toàn quyền Đông Dương, các Hoàng đế Việt Nam, Miên và Lào. Khánh Ký còn là thương nhân nổi tiếng chuyên kinh doanh vật tư ngành ảnh.
Người Việt Nam đã khá sớm nhận biết và tiếp nhận giá trị to lớn của nhiếp ảnh như một giá trị của văn minh hiện đại. Trong đó có vai trò quan trọng của vua Tự Đức, của Đặng Huy Trứ,…- là những người đã mở đường cho việc tiếp nhận này. Nhờ đó, nhiếp ảnh đã trở thành một phương tiện hữu ích trên con đường vận động cách tân nền văn hóa của Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Người Việt Nam được chụp ảnh đầu tiên
Phải nói ngay là hiểu theo nghĩa ảnh chân dung, không phải là nhân vật trong các tấm ảnh chụp đại cảnh. Nói vậy bởi vì trong suốt quá trình Pháp tấn công quân sự xâm lược từ Đà Nẵng (1/9/1858) rồi vào Sài Gòn - Gia định và các tỉnh miền Đông (Nam bộ), đến khi buộc triều đình Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), đã có nhiều bức ảnh về cuộc chiến này in trên các báo chí Pháp và châu Âu đương thời.
Năm 1863, một sứ đoàn của triều đình Đại Nam do Thượng thư Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Ngụy Khắc Đản và Phạm Phú Thứ làm phó sứ sang Pháp với sứ mệnh thuyết phục Hoàng đế Napoléon III sửa đổi lại bản hiệp ước đã ký nhằm "chuộc" lại một phần đất đai đã cam kết "cắt" cho Pháp…
Theo ghi chép trong cuốn “Tây hành nhật ký” của Phạm Phú Thứ, trong chuyến đi này, sứ bộ ta phải chụp ảnh như một thủ tục bắt buộc. Việc chụp ảnh sứ bộ này được thực hiện vào ngày 20/9/1863. Vì vậy, lâu nay giới nghiên cứu lịch sử đã xác định Phan Thanh Giản và các vị trong sứ bộ nhà Nguyễn sang Pháp năm 1863 là những người Việt Nam được chụp ảnh đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng theo “Tây hành nhật ký”, thì tại Pháp, ngày 5/10/1863, sứ bộ ta đã có cuộc gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Sen - vợ của Philippe Vanier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) chỉ huy tàu "Phụng"(Phoénix) của Chúa Nguyễn Ánh, lúc này đã 75 tuổi, cùng con gái là Marie Vannier đã 40 tuổi và đã ở Pháp 37 năm.
Hiện nay vẫn có ảnh của mẹ con bà Nguyễn Thị Sen do Poteau chụp lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp. Vậy nên có phỏng đoán là hai mẹ con bà Sen có thể đã chụp ảnh trước đó, ít nhất là trước khi gặp sứ bộ ta?
Nhưng gần đây, nhà nghiên cứu lịch sử nhiếp ảnh người Anh Terry là Bennett lại dẫn chứng rằng có một tấm ảnh “Ba người An Nam” do Fedor (1816 - 1900) chụp từ cuối năm 1857, tại Singapore, khi Fedor bắt gặp họ ở đó.
Vậy người Việt Nam nào được chụp ảnh ở Việt Nam trước tiên? Vẫn là câu hỏi khó vì từ ngày 15/3/1869, ở Hà Nội, tại phố Thanh Hà đã khai trương hiệu ảnh đầu tiên mang tên “Cảm Hiếu Đường” do ông Đặng Huy Trứ - một người Việt Nam làm chủ.
Tất nhiên, dân chúng không dễ gì được chụp ảnh vì giá chụp lúc đó rất đắt. Chỉ có quan lại và nhà giàu mới có thể đủ tiền chụp ảnh.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, vị hoàng đế nhà Nguyễn đầu tiên chụp ảnh là vua Đồng Khánh. Theo đó, ngày 5/1/1886, "để tỏ tình giao hiếu và theo quốc tục phương Tây", Đồng Khánh "chọn ngày quang tạnh, mặc mũ áo đại triều, ngồi ở Điện Văn Minh" cho người Pháp chụp ảnh, rồi chuẩn cho in thành 2 tấm, một để dâng lên Hoàng đế Đại Nam, một tấm gửi cho Nguyên thủ của nước Pháp để "nhận diện".
Các vị vua trước đó đều không có ảnh chụp, kể cả Tự Đức là người đã cử người đi học nghề và mua máy móc, phương tiện làm ảnh, cho mở hiệu ảnh ở kinh đô Huế.
Ông tổ nghề và nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên
Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) từ lâu đã được tôn vinh là ông tổ nghề ảnh Việt Nam.
Đặng Huy Trứ, tự là Hoàng Trung, hiệu là Vọng Tân và Tĩnh Trai, sinh ngày 16/5/1825 tại làng Thanh Lương (nay thuộc xã Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế), trong một gia đình nho giáo. Năm 1855, ông đỗ tiến sĩ và bắt đầu sự nghiệp làm quan. Là một trí thức Nho học, nhưng ông có tư tưởng canh tân, cải cách kinh tế rất mạnh mẽ.
Từ tháng 7 đến tháng 11/1865, triều đình sai Đặng Huy Trứ cải trang thành người Thanh (Trung Hoa) đi sang Quảng Đông để làm nhiệm vụ “thám phòng Dương tình” (dò xét tình hình các nước phương Tây).
Từ tháng 6/1867 đến tháng 12/1868, Đặng Huy Trứ đi công vụ ở Quảng Đông lần thứ hai. Lần đi này ông đã sang Hồng Kông mua sắm máy móc, thiết bị nghề ảnh để mở hiệu ảnh Cảm hiểu đường ở phố Thanh Hà (Hà Nội), khai trương vào ngày 15/3/1869.
Đặt tên vậy là vì, theo ông, chụp ảnh là để lưu giữ mãi hình ảnh của cha mẹ, người thân, để trọn vẹn chữ hiếu.
Vừa là để thể hiện quan điểm về tác dụng của ảnh, và cái dụng ý của mình khi đặt tên Cảm hiếu đường, ông có câu đối quảng cáo nhân ngày khai trương cửa hiệu: “Hiếu dĩ sự thân nhân sở cộng/ Ảnh giai tiêu tượng thế tương truyền”; nghĩa là: “Hiếu thờ cha mẹ người người muốn/ Ảnh giống dung nhan mãi mãi truyền” (Khương Hữu Dụng dịch).
Theo ông Phạm Tuấn Khánh/Đặng Khánh Côn (1919 - 2008), nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, hậu duệ của Đặng Huy Trứ, cho biết thì có 3 người đầu tiên được hiệu ảnh Cảm hiếu đường chụp là ông Tôn Thất Phiên (tri phủ huyện Lý Nhân, Hà Nam), ông Nguyễn Vĩnh Niên và ông Tô Bồi Chi.
Và theo sử nhà Nguyễn, thì vào tháng 5 năm Mậu Thìn (tháng 6/1876), ông Trương Văn Sán, người được triều đình cử đi học nghề ảnh ở Pháp về đã mở một hiệu ảnh trên bờ sông Hương, cạnh Bến Thương Bạc, Huế.
Từ đó, nhiều hiệu ảnh khác của người Việt và người Hoa mở ra ở Hà Nội và Sài Gòn. Năm 1890, ở Hà Nội có 3 hiệu ảnh của người Hoa là: Du Chương, Đông Chương ở phố Hàng Bồ, Mỹ Chương ở phố Hàng Bông. Sau đó, nhiều người Việt, người Hoa, người Pháp đua nhau mở hiệu ảnh ở Hà Nội và Sài Gòn.
Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Việt Nam là ông Khánh Ký - Nguyễn Đình Khánh, tên thật là Nguyễn Văn Xuân (1874 - 1946) với hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng. Theo học nghề ảnh từ năm 16 tuổi; năm 1892, ông mở hiệu ảnh ở phố Hàng Bồ (Hà Nội), chuyên về chụp ảnh chân dung.
Từ cửa hiệu ở Hà Nội, ông mở ra hàng loạt cửa hiệu ở Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn…; sau này là ở Toulouse, Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Quảng Châu (Trung Quốc). Ảnh chân dung Khánh Ký đẹp rất nổi tiếng, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
Ông là người chụp chân dung tất cả các toàn quyền Đông Dương, các Hoàng đế Việt Nam, Miên và Lào. Khánh Ký còn là thương nhân nổi tiếng chuyên kinh doanh vật tư ngành ảnh.
Người Việt Nam đã khá sớm nhận biết và tiếp nhận giá trị to lớn của nhiếp ảnh như một giá trị của văn minh hiện đại. Trong đó có vai trò quan trọng của vua Tự Đức, của Đặng Huy Trứ,…- là những người đã mở đường cho việc tiếp nhận này. Nhờ đó, nhiếp ảnh đã trở thành một phương tiện hữu ích trên con đường vận động cách tân nền văn hóa của Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.