10 tháng 4, 2024

Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Trần Bá Lộc và kênh Tổng đốc

 Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Trần Bá Lộc và kênh Tổng đốc

 

Trần Bá Lộc (1839 - 1899) được biết đến là phụ tá đắc lực cho thực dân Pháp trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa của người Việt thập niên 1860 - 1880, bác sĩ Baurac đã gặp ông ta vào những năm cuối đời và có đôi dòng nhận xét về nhân vật này.

 

Dinh Thự Tổng Đốc Trần Bá Lộc

 


18 tháng 3, 2024

Địa danh Đồng Ông Cộ ở tỉnh Gia Định xưa

Địa danh Đồng Ông Cộ ở tỉnh Gia Định xưa

Đồng Ông Cộ
là địa danh nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người dân Sài Gòn Gia Định. Ngày nay, nếu tới gần chợ Bà Chiểu hỏi về Đồng Ông Cộ, người ta sẽ chỉ về phía đường Bùi Đình Túy. Đó là trung tâm của Đồng Ông Cộ xưa, còn khu vực Đồng Ông Cộ thì khá rộng lớn xung quanh đó bán kính tới hàng chục cây số, chiếm gần hết quận Bình Thạnh ngày nay.

 



 

1 tháng 3, 2024

‘Khiêu vũ giữa bầy sói’: Đất nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

 ‘Khiêu vũ giữa bầy sói’: 

Đất nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

 


 ‘Khiêu vũ giữa bầy sói’: Đất nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp.




24 tháng 2, 2024

Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa & Nay

 

Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa & Nay

 


 



Để nhớ một thời…

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương…
(Bà Huyện Thanh Quan)


 

 


18 tháng 2, 2024

Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa

 Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa

 

Theo đồ án quy hoạch Sài Gòn của người Pháp, đường rộng 40 m, vỉa hè 4 m, mỗi bên có hai hàng cây mới được gọi là đại lộ (boulevard).

Sau khi người Pháp đánh chiếm Sài Gòn, trung tá công binh Coffyn được giao lập quy hoạch cho thành phố tương lai "Sài Gòn 500.000 dân" (Saigon ville de 500.000 âmes).

 Đồ án của Coffyn phác thảo một đô thị rộng 25 km2 với ranh giới là rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và một đường nối từ chùa Cây Mai (góc đường Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ, nay không còn) đến đường chiến lũy cũ của đồn Kỳ Hòa.


 

 



29 tháng 12, 2023

Chuyện Chợ Lớn-Thất Phủ Võ Miếu

  Chuyện Chợ Lớn-Thất Phủ Võ Miếu 七府武廟歷史

 Thất Phủ Võ Miếu được xây năm 1775, cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất Chợ Lớn.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu còn là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine) 

 


 


21 tháng 11, 2023

Ai đã có công thống nhất đất nước: Quang Trung hay là Gia Long?

 

Ai đã có công thống nhất đất nước:
Quang Trung hay là Gia Long?
Nguyễn Văn Nghệ

 Trang web Nghiên cứu lịch sử có đăng bài “Việt gian bán nước trong Lịch sử (bài 10c)” của Nguyễn Ngọc Lanh. Tác giả thuật lại là vào năm 2008 lần đầu tiên kể từ sau năm 1945 các nhà nghiên cứu sử học Marxist Việt Nam mới có một cuộc hội thảo Khoa học về Lịch sử tại Thanh Hóa với đề tài “Đánh giá lại Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”. Tại hội nghị có nhiều báo cáo chứng minh rằng triều Nguyễn không phải là “rặt những tội, là tội”. Thậm chí có báo cáo cho thấy Gia Long có công thống nhất đất nước. Tuy nhiên vị Giáo sư lão thành Văn Tạo (nguyên Viện trưởng Viện Sử học) đã “chốt” kết quả Hội nghị này bằng hai ý:



 


 

18 tháng 11, 2023

Những Hiểu Biết Mới Về Thời Đại Các Vua Hùng

 Những Hiểu Biết Mới Về Thời Đại Các Vua Hùng 

ĐÀO TRẦN QUANG CÁT


 Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ các nước Đông Dương, người Pháp dã lập ra một cơ sở nghiên cứu gọi là Học viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội,


 nay thuộc viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Tại đây lưu trữ rất nhiều hiện vật khảo cổ học và tài liệu nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Sau khi có hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương (ngày 20 tháng 7 năm 1954), nước ta tạm bị chia cắt làm hai miền. Thực dân Pháp và ngụy quyền tay sai đã phân chia một số tài liệu và hiện vật ở đây chuyển vào Sài Gòn và đưa sang Pháp. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, số tài liệu được nhập vào kho bảo quản thư viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh... .Xem tiếp

 

17 tháng 11, 2023

Nét đẹp Sài Gòn: Lịch sử Sài Gòn từ xưa đến nay

Nét đẹp Sài Gòn: Lịch sử Sài Gòn từ xưa đến nay

 Lịch sử Sài Gòn có bề dày rất lâu đời, bắt đầu từ thời hoang sơ trong những năm đầu công nguyên, cho đến ngày nay đã trở thành thành phố quan trọng nhất của đất nước.

Lịch sử Sài Gòn thời kỳ hoang sơ

Qua các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và các khu lân cận cho thấy con người đã xuất hiện ở đây từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. 

 

Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.

Xem tiếp

 

11 tháng 11, 2023

Gia Định thành hay thành Gia Định?

Gia Định thành hay thành Gia Định?



Tổng trấn Gia Định thành hay thành Gia Định?


Sự ngộ nhận về hai cụm từ khá giống nhau nhưng ý nghĩa cách nhau “một trời một vực”, đó là: Tổng trấn Gia Định thành hay thành Gia Định?
Xem tiếp

 


 

 

9 tháng 11, 2023

Triệu Đà là ai?

Triệu Đà là ai?

 


 


Từ khi giành lại quyền tự chủ, các triều đại Việt đều đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Nhà Trần phong ông là Khai thiên thế đạo thánh vũ trần triết hoàng đế.

“Họ Triệu nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc anh hùng.” ( Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư )
Xem tiếp

 

 


7 tháng 11, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh -Chợ Điều Khiển và các chợ khác ở thế kỷ 18

 Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh 

Chợ Điều Khiển và các chợ khác ở thế kỷ 18

 


 Chợ Điều Khiển ở cách trấn thự phía nam 2 dặm rưỡi. Xưa ở trước dinh quan Điều Khiển, cho nên gọi tên như vậy. Ngày nay nha môn thay đổi mà tên chợ vẫn theo thói cũ, phố xá trù mật …”

(theo Gia Định thành thông chí, tr. 183)
Xem tiếp

 


3 tháng 11, 2023

Vương Đại (WANG-TAI) và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ XIX

Vương Đại (WANG-TAI) và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ XIX

 

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy có chữ đề xuất xứ “Wang-Tai Saigon” trên mặt các viên ngói

 Tác giả các bài báo cho rằng có thể các viên ngói này được sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Sài Gòn để thay thế các viên ngói đưa từ Pháp sang đã bị hư hại. Thật ra không phải như vậy, mà là các viên ngói này đã được sản xuất ở Sài Gòn trong khi xây dựng nhà thờ từ năm 1877 đến 1880. Kí hiệu Wang-Tai nghĩa là gì? Để hiểu được điều này, ta hãy đi về quá khứ để tìm hiểu một phần của lịch sử Sài Gòn.

Xem tiếp

 

Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Trang phục của người An Nam

Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: 
Trang phục của người An Nam

 

Phụ nữ An Nam có niềm đam mê với đồ trang sức. Khuyên tai họ đeo thường bằng vàng; thân bông tai được chạm lộng. Họ có thói quen bôi dầu dừa lên tóc.

 

Trang phục của người An Nam gồm áo quần rộng và lùng thùng mà những người thanh lịch dùng một chiếc thắt lưng lụa màu sặc sỡ quấn quanh cơ thể để giữ, bên trong thường là áo màu trắng và một loại áo dài màu đen với năm nút cài một bên; chiếc áo dài bên ngoài này trùm quá đầu gối, rất tươm tất, chỉnh tề và dạng áo này là bất biến đối với người giàu cũng như người nghèo.

Xem tiếp

 

Hành trình tại Nam kỳ: Những ấn tượng ban đầu

Hành trình tại Nam kỳ: Những ấn tượng ban đầu

 

Đầu thập niên 1870, bác sĩ Albert Morice đến Nam kỳ và viết một cuốn du ký có nhan đề Voyages en Cochinchine.Tập du ký đăng lần đầu trên tạp chí Le tour du monde (Vòng quanh thế giới) năm 1875 với nhiều tranh minh họa"chưa từng được công bố" lúc bấy giờ. Thanh Niên xin trân trọng trích giới thiệu cuốn du ký này.

Xem tiếp 

 

Sài Gòn - Khách sạn Cosmopolitan Hotel, nhà ông Vantai (Vương Đại) 1872

 


26 tháng 10, 2023

Ngoại giao triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (Kỳ 3)

 

Ngoại giao triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược Việt Nam 
(Kỳ 3 : Triều Thiệu Trị và Tự Đức)

 

Vua Tự Đức và các quần thần. Tranh vẽ của họa sĩ Emile Therond trong tạp chí “Le Tour du Monde” xuất bản tại Paris năm 1860

 1. Ngoại giao bằng súng: triều Thiệu Trị (1841 – 1847)
Giao thiệp với Pháp

Sứ bộ về chưa đến, trên ngai vàng đã có vua khác lên ngôi. Ngày 21 tháng Giêng năm Tân Sửu (12/2/1841), Hoàng trưởng tử Mân Tông làm lễ thay tên, mở bản sách vàng, lấy chữ “Triền” làm hoàng danh, lựa hai chữ Thiệu Trị làm hoàng hiệu.

Cũng năm ấy, có thuyền Pháp đến vịnh Trà Sơn, hỏi dò lối chính trị của tân quân, rồi nhổ neo đi; vì chẳng thấy hành động theo lối nhà binh, nên không có ai để ý.

Vua Thiệu Trị đã nghe dư luận ở Pháp, ngày Sứ bộ đi về; thế mà trong các nhà tù vẫn còn đầy người Thiên Chúa giáo.
Xem tiếp

 

6 tháng 10, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh-Bài 3: Hiệu thuốc Nhị Thiên Đường và đóng góp trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ

 Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh

Bài 3: Hiệu thuốc Nhị Thiên Đường và đóng góp trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ

 

Nhà thuốc Nhị Thiên Đường là một hiệu thuốc của người Quảng Đông có trụ sở tại Singapore, Malaysia và Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20.

 Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh”. Vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài. Đau đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử, cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu thoa đó. Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là xong. Chẳng may trúng thực cũng cho vài giọt vào ly nước nóng uống.

Xem tiếp

 




5 tháng 10, 2023

“XỨ NAM KỲ” – Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng

“XỨ NAM KỲ” – Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng

La Cochinchine, theo cách hiểu từ xa xưa là xứ Nam kỳ. Đây là vùng đất rộng lớn phía Nam, nằm trên đường du thám của quân viễn chinh Pháp những năm đầu thế kỷ XIX. La Cochinchine là từ được cấu trúc thành hai từ tố.

 

Từ tố đầu là Cochin hay Gocin (phiên âm của Giao Chỉ), từ tố tiếp sau Chine được gắn thêm để xác định vị trí “bên cạnh Trung Hoa” – nghĩa là gần Tần (thời Chiến Quốc). Tuy nhiên, cũng có một cách nghĩ khác, Cochin là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc dòng chảy Mê Kông (Kohchin – sông Cửu Long), nơi mà cư dân Nam Kỳ đã định cư.

Xem tiếp



 

4 tháng 10, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ-Bài 2: Các quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn

Chuyện Xứ Nam Kỳ-Bài 2: Các quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn

 

Các quán cà phê ở Sài Gòn xuất hiện rất sớm, ngay từ khi Pháp chiếm Sài Gòn chứ không phải đợi đến khi cây cà phê được đưa vào Việt Nam. Vì tại Pháp, quán cà phê xuất hiện đầu tiên tại Marseille gần 200 năm trước (1654), và quán cà phê Divan rất được khách lui tới, đã đóng cửa vào đúng năm thành Gia Định bị Pháp chiếm (1859).

 

Xem tiếp

 

3 tháng 10, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ-Bài 1:Tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên

Chuyện Xứ Nam Kỳ
Bài 1:Tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên

 


 


Nguyễn Trọng Quản sinh năm 1865 tại Bà Rịa, mất năm 1911 tại Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh). Ông là nhà giáo, nhà văn, là tác giả của các tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện khá sớm trên văn đàn ở nước ta


Xem tiếp