Văn Học Việt Nam
Trang Văn Học Việt Nam - Bấm vào chủ đề cần xem
01-Duyên Anh
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo, Thập Nguyên, Vạn Tóc Mai, Lệnh Hồ Xung, Thái Anh, Nã Cẩu, Bếp Nhỏ, Bếp Phụ và Độc Ngữ. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông học tiểu học và trung học ở Thái Bình và Hà Nội.Năm 1954, ông di cư vào Nam và từng làm đủ nghề: bán thuốc sơn đông mãi võ, theo đoàn cải lương lưu diễn, quảng cáo cho gánh xiếc rong, giữ xe đạp hội chợ, dạy kèm, dạy đàn ghi ta, dạy sáo.
Năm 1960, được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn, Thằng Vũ, Con Thúy…. viết về những kỷ niệm ấu thơ tại miền quê Bắc Việt, giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng và tình cảm.
Sau đó ông trở thành một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc…
|
Xem Những Tác Phẩm Trần Thị Bảo Châu |
|
thể hiện cái nhìn sâu sắc và bao dung với số phận con người. Vì thế, những quyển sách của Nguyễn Ngọc Tư được rất nhiều độc giả đón nhận và yêu thích. |
sinh năm 1948 tại Hải Dương, Việt Nam. Dạy Việt văn trước khi làm báo, viết văn. Truyện ngắn đầu tay, “Người Thầy Lặng Lẽ” xuất hiện trên nguyệt san Tuổi Hoa ở Sài Gòn năm 1967. Trước năm 1975, Lệ Hằng đã xuất bản 12 tác phẩm:
|
Thung Lũng Tình Yêu, Tóc Mây, Bản Tango Cuối Cùng, Ngựa Hồng, Mắt Tím, Tình Yêu Như Băng Sơn, Chết Cho Tình Yêu, Kinh Tình Yêu, Sóc Nâu, Chiều Gió, Màu Xanh Đang Lên và Như Sương Long Lanh. Năm 1989, Lệ Hằng sang Úc đoàn tụ với gia đình và tiếp tục sáng tác. Ba năm sau cho xuất bản hai tác phẩm mới Sa Tăng Dịu Dàng (truyện ngắn) và Nghề Làm Vua (truyện dài). Lệ Hằng sống với gia đình ở vùng Blue Mountains Sydney, cộng tác với các tạp chí văn học nghệ thuật ở Hoa Kỳ như Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thời Báo, Văn Nghệ Tiền Phong, Phật Giáo Việt Nam, ở Úc như Dân Chúa, Phật Giáo Việt Nam, TiVi Tuần San, Nhân Quyền, Dân Việt, TiVi Sydney. |
Tên thật là Lê Trung Can, sinh năm 1945, trong một gia đình nghèo, lại đông anh em. Các anh em ông mỗi người mỗi cảnh, vất vả mưu sinh bằng trăm thứ nghề và người nào cũng nghèo rớt. Ông là một nghệ sỹ, nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng là một nghệ sỹ đa tài, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như đóng hài, đóng phim, biểu diễn ảo thuật và viết văn. Tháng 3/2011, “nhà văn trẻ” Mạc Can trở về Sài Gòn sau gần 2 năm sống ở Mỹ để lấy cảm hứng viết cuốn sách dạng hồi ký mang tên Nhớ (NXB Trẻ và Tủ sách Tuổi trẻ ấn hành). Có thông tin cho biết, khoảng đầu năm 1980, có một đoàn làm phim của Nhật đến Sài Gòn ghi hình. Mạc Can được mời vào vai người đi chợ để giới thiệu các sản vật Việt Nam. Khởi đầu sự nghiệp viết văn ở tuổi 60 bằng tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao”, cứ ngỡ Mạc Can chỉ ghé qua khu vườn văn chương thoáng chốc rồi đi. |
Thế nhưng 9 năm qua, ông đã lần lượt cho ra đời nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn được bạn đọc yêu thích. Ông được giải của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005, ông cũng được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM. Xem Tác Phẩm Mạc Can |
Người Thứ Tám tên thật là Bùi Anh Tuấn sinh năm 1925 ở miền Bắc Việt Nam (người ta cho rằng là tỉnh Thanh Hóa) Những sách của ông là về phần tin tức về các thành phố mà ông dùng làm bối cảnh câu chuyện. Không hiểu ông nghiên cứu và khảo sát từ đâu, nhưng các chi tiết về các thành phố mà Z-28 đi qua, cùng các nhân vật khác trong truyện sinh sống, đều đúng y chang như ngoài đời. Nhiều người trong những chuyến du hành, so sánh tận nơi về các địa điểm nổi tiếng, các nhà hàng, quán cóc, ngỏ hẻm, chốn ăn chơi đều đúng y như vậy. Mà tôi thì không nghĩ tác giả đã đi qua những nơi ấy, lấy ví dụ như các xứ Cọng Sản. Xem Z.28 Người Thứ Tám | |
|
TUẦN BÁO TUỔI NGỌC do nhà văn DUYÊN ANH, VŨ MỘNG LONG làm CHỦ BÚT, nhà văn ĐINH TIẾN LUYỆN, TỪ KẾ TƯỜNG làm THƯ KÝ. TUẦN BÁO TUỔI NGỌC phát hành trải qua 2 giai đoạn: 1- BỘ CŨ: phát hành được 24 số thì đình bản. SỐ ĐẦU TIÊN phát hành vào ngày 18-07-1969 với tiêu đề: TUỔI NGỌC - TUẦN BÁO CỦA YÊU THƯƠNG và phát hành mỗi tuần 1 kỳ. Đến số 17 thì đổi tiêu đề thành TUỔI NGỌC - TUẦN BÁO CỦA THÁNG NĂM ĐẸP NHẤT ĐỜI NGƯỜI. SỐ CUỐI CÙNG là số 24 phát hành vào ngày 02-01-1970. 2- BỘ MỚI: phát hành được 157 số thì ngưng do biến cố tháng 04-1975. SỐ ĐẦU TIÊN phát hành vào ngày 27-05-1971 với tiêu đề: TUỔI NGỌC - TUẦN BÁO CỦA TUỔI VỪA LỚN. Đến số 62 thì tiêu đề đổi lại giống như số 1 của bộ cũ thành: TUỔI NGỌC - TUẦN BÁO CỦA YÊU THƯƠNG và giữ như vậy cho đến số cuối cùng. SỐ CUỐI CÙNG là số 157 phát hành vào ngày 05-04-1975. Về hình thức, trang bìa trước thường in hình vẽ của họa sĩ LÊ VĨNH NGỌC, nhà văn ĐINH TIẾN LUYỆN, …Bìa sau thường đăng quảng cáo về chương trình ca nhạc, sách sắp phát hành của các nhà văn cộng tác với báo Tuổi Ngọc, … Tuần Báo Tuổi Ngọc |
Về nội dung, tuần báo có nhiều truyện ngắn, dài, thơ, chuyên mục vui chơi giải trí, …dành cho tuổi mới lớn vì tuần báo TUỔI NGỌC tập hợp nhiều cây bút viết cho tuổi mới lớn như:
DUYÊN ANH, TỪ KẾ TƯỜNG, MAI THẢO, NGUYỄN XUÂN HOÀNG, ĐINH TIẾN LUYỆN,ĐINH HÙNG, TRẦM MIÊN, NGUYỄN TẤT NHIÊN, HẠ PHÚC TRẦM, MAI....với những truyện dài ấn tượng được đăng nhiều kỳ như: ÁO TIỂU THƯ, QUÁN TRỌ TUỔI TRẺ (DUYÊN ANH) TRANG NHẬT KÍ CỦA QUỲNH (ĐINH TIẾN LUYỆN) HUYỀN XƯA (TỪ KẾ TƯỜNG) PHÍA NGOÀI CỬA LỚP (MAI THẢO) |
|
|
|
|
|
Số cuối cùng (233) phát hành tháng 4 năm 1975 và tòa soạn cũng giải tán, Tủ sách Tuổi Hoa được bàn giao Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế lưu trữ và duy trì. Mùa hè năm 2017, Tủ sách Tuổi Hoa được Nhà xuất bản Phương Đông và Phương Nam Book tái ấn hành Ngày 1 tháng 2 năm 1986 (tết nguyên đán Bính Dần), tạp chí được tái phát hành tại Bắc Mỹ dưới nhan đề Nguyệt san Tuổi Hoa do văn sĩ Quyên Di chủ xướng, còn gọi Tuổi Hoa hải ngoại để tránh lẫn Tuổi Hoa quốc nội tại Sài Gòn. Tạp chí lưu hành đến số 15 (tháng 10 năm 1989) thì ngưng. Tháng 5 năm 1994 (tết nguyên đán Canh Thìn), Nguyệt san Tuổi Hoa tục bản và đến số 20 (tháng 2 năm 2000) thì ngưng hoàn toàn. Tuần Báo Tuổi Hoa |
|
|
“Họa sĩ trường phái mắt to” là nhận xét của nhà văn Duyên Anh về Đinh Tiến Luyện, một đồng nghiệp và cũng là cộng sự thân thiết của ông. Khuôn mặt rắn rỏi, tóc cắt ngắn và nụ cười tươi tắn trên môi đó là hình ảnh tôi còn nhớ rõ khi gặp Đinh Tiến Luyện lần đầu tại nhà của nhạc sĩ Nguyễn Tùng vào năm 1973 ở trong khuôn viên trại Võ Tánh Saigon. Lúc đó Đinh Tiến Luyện là sĩ quan đang ở trong quân đội.Nhà văn Duyên Anh và nhà văn Đinh Tiến Luyện là hai trụ cột của tờ Tuổi Ngọc, một tuần báo uy tín dành cho lớp trẻ trước năm 1975. Đinh Tiến Luyện còn là một họa sĩ với nét vẽ không thể lẫn với ai, tranh hay minh họa của anh dù không ký tên thì người trong giới văn nghệ hay bạn đọc cũng dễ dàng nhận biết rõ anh là tác giả |
Trong một số tranh bìa trên Tuổi Ngọc có một bức anh vẽ hai cô bé đang kéo chuông trong sảnh giáo đường, với khuôn mặt thánh thiện và đầy niềm vui trong ngày lễ Giáng sinh, đã bao nhiêu năm qua nhưng mỗi dịp Noel về khi nghe tiếng chuông nhà thờ ngân lên, bất chợt tôi nghe lòng lại nhớ…hình ảnh của hai cô bé trong tranh. Xem những tác phẩm Đinh Tiến Luyện |
Vương Hồng Sển (bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai) là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Ông sinh ngày 27/9/1902 trong gia đình gốc Phúc Kiến đã định cư lâu đời ở Sóc Trăng, |
mang dòng máu Kinh, Hoa và Khmer. Tên thật là Vương Hồng Thạnh (Vương Hồng Thịnh), khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ ghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu). Ông học tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939 – 1943) và làm đến Phó Ban hành chánh của chính phủ thời Pháp thuộc. Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ thư viện trong Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964.Xem Tác Phẩm Vương Hồng Sến |