21 tháng 11, 2023

Ai đã có công thống nhất đất nước: Quang Trung hay là Gia Long?

 

Ai đã có công thống nhất đất nước:
Quang Trung hay là Gia Long?
Nguyễn Văn Nghệ

 Trang web Nghiên cứu lịch sử có đăng bài “Việt gian bán nước trong Lịch sử (bài 10c)” của Nguyễn Ngọc Lanh. Tác giả thuật lại là vào năm 2008 lần đầu tiên kể từ sau năm 1945 các nhà nghiên cứu sử học Marxist Việt Nam mới có một cuộc hội thảo Khoa học về Lịch sử tại Thanh Hóa với đề tài “Đánh giá lại Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”. Tại hội nghị có nhiều báo cáo chứng minh rằng triều Nguyễn không phải là “rặt những tội, là tội”. Thậm chí có báo cáo cho thấy Gia Long có công thống nhất đất nước. Tuy nhiên vị Giáo sư lão thành Văn Tạo (nguyên Viện trưởng Viện Sử học) đã “chốt” kết quả Hội nghị này bằng hai ý:



 


 

18 tháng 11, 2023

Những Hiểu Biết Mới Về Thời Đại Các Vua Hùng

 Những Hiểu Biết Mới Về Thời Đại Các Vua Hùng 

ĐÀO TRẦN QUANG CÁT


 Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ các nước Đông Dương, người Pháp dã lập ra một cơ sở nghiên cứu gọi là Học viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội,


 nay thuộc viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Tại đây lưu trữ rất nhiều hiện vật khảo cổ học và tài liệu nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Sau khi có hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương (ngày 20 tháng 7 năm 1954), nước ta tạm bị chia cắt làm hai miền. Thực dân Pháp và ngụy quyền tay sai đã phân chia một số tài liệu và hiện vật ở đây chuyển vào Sài Gòn và đưa sang Pháp. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, số tài liệu được nhập vào kho bảo quản thư viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh... .Xem tiếp

 

17 tháng 11, 2023

Nét đẹp Sài Gòn: Lịch sử Sài Gòn từ xưa đến nay

Nét đẹp Sài Gòn: Lịch sử Sài Gòn từ xưa đến nay

 Lịch sử Sài Gòn có bề dày rất lâu đời, bắt đầu từ thời hoang sơ trong những năm đầu công nguyên, cho đến ngày nay đã trở thành thành phố quan trọng nhất của đất nước.

Lịch sử Sài Gòn thời kỳ hoang sơ

Qua các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và các khu lân cận cho thấy con người đã xuất hiện ở đây từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. 

 

Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.

Xem tiếp

 

11 tháng 11, 2023

Gia Định thành hay thành Gia Định?

Gia Định thành hay thành Gia Định?



Tổng trấn Gia Định thành hay thành Gia Định?


Sự ngộ nhận về hai cụm từ khá giống nhau nhưng ý nghĩa cách nhau “một trời một vực”, đó là: Tổng trấn Gia Định thành hay thành Gia Định?
Xem tiếp

 


 

 

9 tháng 11, 2023

Triệu Đà là ai?

Triệu Đà là ai?

 


 


Từ khi giành lại quyền tự chủ, các triều đại Việt đều đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Nhà Trần phong ông là Khai thiên thế đạo thánh vũ trần triết hoàng đế.

“Họ Triệu nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc anh hùng.” ( Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư )
Xem tiếp

 

 


7 tháng 11, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh -Chợ Điều Khiển và các chợ khác ở thế kỷ 18

 Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh 

Chợ Điều Khiển và các chợ khác ở thế kỷ 18

 


 Chợ Điều Khiển ở cách trấn thự phía nam 2 dặm rưỡi. Xưa ở trước dinh quan Điều Khiển, cho nên gọi tên như vậy. Ngày nay nha môn thay đổi mà tên chợ vẫn theo thói cũ, phố xá trù mật …”

(theo Gia Định thành thông chí, tr. 183)
Xem tiếp

 


3 tháng 11, 2023

Vương Đại (WANG-TAI) và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ XIX

Vương Đại (WANG-TAI) và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ XIX

 

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy có chữ đề xuất xứ “Wang-Tai Saigon” trên mặt các viên ngói

 Tác giả các bài báo cho rằng có thể các viên ngói này được sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Sài Gòn để thay thế các viên ngói đưa từ Pháp sang đã bị hư hại. Thật ra không phải như vậy, mà là các viên ngói này đã được sản xuất ở Sài Gòn trong khi xây dựng nhà thờ từ năm 1877 đến 1880. Kí hiệu Wang-Tai nghĩa là gì? Để hiểu được điều này, ta hãy đi về quá khứ để tìm hiểu một phần của lịch sử Sài Gòn.

Xem tiếp

 

Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Trang phục của người An Nam

Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: 
Trang phục của người An Nam

 

Phụ nữ An Nam có niềm đam mê với đồ trang sức. Khuyên tai họ đeo thường bằng vàng; thân bông tai được chạm lộng. Họ có thói quen bôi dầu dừa lên tóc.

 

Trang phục của người An Nam gồm áo quần rộng và lùng thùng mà những người thanh lịch dùng một chiếc thắt lưng lụa màu sặc sỡ quấn quanh cơ thể để giữ, bên trong thường là áo màu trắng và một loại áo dài màu đen với năm nút cài một bên; chiếc áo dài bên ngoài này trùm quá đầu gối, rất tươm tất, chỉnh tề và dạng áo này là bất biến đối với người giàu cũng như người nghèo.

Xem tiếp

 

Hành trình tại Nam kỳ: Những ấn tượng ban đầu

Hành trình tại Nam kỳ: Những ấn tượng ban đầu

 

Đầu thập niên 1870, bác sĩ Albert Morice đến Nam kỳ và viết một cuốn du ký có nhan đề Voyages en Cochinchine.Tập du ký đăng lần đầu trên tạp chí Le tour du monde (Vòng quanh thế giới) năm 1875 với nhiều tranh minh họa"chưa từng được công bố" lúc bấy giờ. Thanh Niên xin trân trọng trích giới thiệu cuốn du ký này.

Xem tiếp 

 

Sài Gòn - Khách sạn Cosmopolitan Hotel, nhà ông Vantai (Vương Đại) 1872