26 tháng 10, 2023

Ngoại giao triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (Kỳ 3)

 

Ngoại giao triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược Việt Nam 
(Kỳ 3 : Triều Thiệu Trị và Tự Đức)

 

Vua Tự Đức và các quần thần. Tranh vẽ của họa sĩ Emile Therond trong tạp chí “Le Tour du Monde” xuất bản tại Paris năm 1860

 1. Ngoại giao bằng súng: triều Thiệu Trị (1841 – 1847)
Giao thiệp với Pháp

Sứ bộ về chưa đến, trên ngai vàng đã có vua khác lên ngôi. Ngày 21 tháng Giêng năm Tân Sửu (12/2/1841), Hoàng trưởng tử Mân Tông làm lễ thay tên, mở bản sách vàng, lấy chữ “Triền” làm hoàng danh, lựa hai chữ Thiệu Trị làm hoàng hiệu.

Cũng năm ấy, có thuyền Pháp đến vịnh Trà Sơn, hỏi dò lối chính trị của tân quân, rồi nhổ neo đi; vì chẳng thấy hành động theo lối nhà binh, nên không có ai để ý.

Vua Thiệu Trị đã nghe dư luận ở Pháp, ngày Sứ bộ đi về; thế mà trong các nhà tù vẫn còn đầy người Thiên Chúa giáo.
Xem tiếp

 

6 tháng 10, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh-Bài 3: Hiệu thuốc Nhị Thiên Đường và đóng góp trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ

 Chuyện Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh

Bài 3: Hiệu thuốc Nhị Thiên Đường và đóng góp trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ

 

Nhà thuốc Nhị Thiên Đường là một hiệu thuốc của người Quảng Đông có trụ sở tại Singapore, Malaysia và Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20.

 Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh”. Vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài. Đau đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử, cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu thoa đó. Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là xong. Chẳng may trúng thực cũng cho vài giọt vào ly nước nóng uống.

Xem tiếp

 




5 tháng 10, 2023

“XỨ NAM KỲ” – Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng

“XỨ NAM KỲ” – Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng

La Cochinchine, theo cách hiểu từ xa xưa là xứ Nam kỳ. Đây là vùng đất rộng lớn phía Nam, nằm trên đường du thám của quân viễn chinh Pháp những năm đầu thế kỷ XIX. La Cochinchine là từ được cấu trúc thành hai từ tố.

 

Từ tố đầu là Cochin hay Gocin (phiên âm của Giao Chỉ), từ tố tiếp sau Chine được gắn thêm để xác định vị trí “bên cạnh Trung Hoa” – nghĩa là gần Tần (thời Chiến Quốc). Tuy nhiên, cũng có một cách nghĩ khác, Cochin là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc dòng chảy Mê Kông (Kohchin – sông Cửu Long), nơi mà cư dân Nam Kỳ đã định cư.

Xem tiếp



 

4 tháng 10, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ-Bài 2: Các quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn

Chuyện Xứ Nam Kỳ-Bài 2: Các quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn

 

Các quán cà phê ở Sài Gòn xuất hiện rất sớm, ngay từ khi Pháp chiếm Sài Gòn chứ không phải đợi đến khi cây cà phê được đưa vào Việt Nam. Vì tại Pháp, quán cà phê xuất hiện đầu tiên tại Marseille gần 200 năm trước (1654), và quán cà phê Divan rất được khách lui tới, đã đóng cửa vào đúng năm thành Gia Định bị Pháp chiếm (1859).

 

Xem tiếp

 

3 tháng 10, 2023

Chuyện Xứ Nam Kỳ-Bài 1:Tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên

Chuyện Xứ Nam Kỳ
Bài 1:Tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên

 


 


Nguyễn Trọng Quản sinh năm 1865 tại Bà Rịa, mất năm 1911 tại Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh). Ông là nhà giáo, nhà văn, là tác giả của các tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện khá sớm trên văn đàn ở nước ta


Xem tiếp