Hành trình tại Nam kỳ: Những ấn tượng ban đầu
Đầu thập niên 1870, bác sĩ Albert Morice đến Nam kỳ và viết một cuốn du ký có nhan đề Voyages en Cochinchine.Tập du ký đăng lần đầu trên tạp chí Le tour du monde (Vòng quanh thế giới) năm 1875 với nhiều tranh minh họa"chưa từng được công bố" lúc bấy giờ. Thanh Niên xin trân trọng trích giới thiệu cuốn du ký này. | Sài Gòn - Khách sạn Cosmopolitan Hotel, nhà ông Vantai (Vương Đại) 1872 |
Lúc đó là chín rưỡi sáng, tàu vận tải nhà nước la Creuse tắt máy và thả neo trong bến cảng Sài Gòn.
Con tàu hơi nước khổng lồ lập tức bị bủa vây bởi thuyền tam bản, một loại thuyền nhỏ của người An Nam gợi nhớ đến chiếc gondola xứ Venice, với mui đặt chính giữa và người đứng cầm chèo. Một đám đông sĩ quan và nhà buôn gần như lập tức tràn lên boong tàu và khoang thượng đuôi tàu.
...Dòng sông ở chỗ này hùng vĩ và bao la đến nỗi người ta đã lấy tên của nó để đặt cho bến cảng. Một đám thuyền bè đủ loại, mái chèo, buồm, hơi nước chen chúc nhau hai bên bờ; vài chiếc tàu buôn, trong đó hai cái của người Anh, đang đốt than, và đằng xa kia, tôi thấy Fleurus, pháo hạm tuần tra, con tàu hằng ngày vẫn bắn đại bác báo hiệu sáng, trưa và chiều tối.
Quãng mười một giờ tôi đã có thể lên bờ, hành lý của tôi cùng với hành lý của những người Nhà nước được chở về kho cảng Hải quân, và cuối cùng tôi cũng đặt chân lên mảnh đất đỏ và bụi bặm đặc trưng của Sài Gòn này.
Dù mới đến thuộc địa nhưng tôi đã thu thập khá nhiều thông tin để biết rằng trước hết tôi phải tìm đến một trong vô số nhà buôn Á châu mà cửa hàng của họ tràn ra một phần đường các con đường nhỏ, để mua một chiếc salaco. Salaco là mũ của miền nhiệt đới; nó gần giống như mũ cát làm từ mủ cây lô hội, hay đúng hơn là thân cây điền thanh (người An Nam gọi là điên điển), người Anh ở Ấn Độ gọi mũ này là salatopi, nó có chức năng bảo vệ hộp sọ Âu châu khỏi cái nắng quá dữ dội của mặt trời. Đúng là chiếc mũ không đẹp và có phần nặng nề, nhưng người ta sẽ nhanh chóng quen với nó, dưới vành mũ trắng này người ta có thể thách thức những cơn say nắng. Bạn hãy hình dung một vật hình tròn, mỏng, lõm một bên và lồi ở bên kia, cố định bằng ba chiếc nẹp đứng nối với một viền bên trong có bán kính nhỏ hơn nhiều… và sau khi nhét vào túi cái mũ phớt không còn xài được nữa ngoại trừ mấy giờ ngắn ngủi chiều tối, tôi vội vã bước vào khách sạn đầu tiên gặp trên đường.
Một sân hiên khá sạch sẽ, phía trên gắn một biển hiệu ngạo nghễ của khách sạn này: Hôtel de l'Univers [góc đường Vannier (nay là Ngô Đức Kế) và Turc (nay là Hồ Huấn Nghiệp)], mở lối vào một căn phòng phục vụ cà phê, nơi có vài người Âu châu đang ngồi. Vì đã ăn trưa trên tàu và lại hơi mệt nên tôi chỉ muốn tắm rửa và nghỉ ngơi: tôi lấy một phòng, và dưới rèm che của chiếc màn chống muỗi khá rộng rãi nhưng than ôi, chi chít lỗ thủng, lần đầu tiên sau bốn mươi lăm ngày lênh đênh vượt biển, tôi mới được thoải mái duỗi cơ thể rã rời này.
Tôi thức dậy lúc ba giờ chiều, và sau khi tắm táp thì tôi đi lấy hành lý. Hai phu khuân vác người Hoa cao lớn, cởi trần, đội mũ rơm to đùng và dày cộm như cái chuông, vai mang đòn gánh chắc nịch, lao theo tôi và nhanh chóng giật lấy hành lý của tôi, không quên hét vào mặt nhau vài câu bằng thứ tiếng cục cằn đơn âm thoạt nghe rất chối tai.
Việc quan trọng đã giải quyết xong, tôi liền tới phòng tiệc. Trong phòng kê nhiều bàn nhỏ, và bên trên là hai hàng quạt kéo (panka) đặt song song, đó là tất cả những gì đập vào mắt tôi. Panka hay punka chỉ đơn giản là một khung gỗ vuông với hai mặt lót vải bông, cố định bằng một sợi dây thừng, dây này chạy qua rãnh của một ròng rọc và luồn qua một lỗ tường. Một người bản địa đứng ngoài căn phòng luân phiên kéo và thả. Chính nhờ phát minh mà chúng ta đã du nhập từ Ấn Độ này, người ta mới có thể chống lại cơn biếng ăn luôn ám ảnh sau những ngày nắng nóng kịch liệt. Gió quạt không chỉ phục hồi sinh lực và sự ngon miệng mà còn xua đuổi ruồi muỗi và những loài côn trùng khó chịu khác luôn nhăm nhe da thịt hoặc đĩa ăn của bạn.
Con tàu hơi nước khổng lồ lập tức bị bủa vây bởi thuyền tam bản, một loại thuyền nhỏ của người An Nam gợi nhớ đến chiếc gondola xứ Venice, với mui đặt chính giữa và người đứng cầm chèo. Một đám đông sĩ quan và nhà buôn gần như lập tức tràn lên boong tàu và khoang thượng đuôi tàu.
...Dòng sông ở chỗ này hùng vĩ và bao la đến nỗi người ta đã lấy tên của nó để đặt cho bến cảng. Một đám thuyền bè đủ loại, mái chèo, buồm, hơi nước chen chúc nhau hai bên bờ; vài chiếc tàu buôn, trong đó hai cái của người Anh, đang đốt than, và đằng xa kia, tôi thấy Fleurus, pháo hạm tuần tra, con tàu hằng ngày vẫn bắn đại bác báo hiệu sáng, trưa và chiều tối.
Sài Gòn - Khách sạn Cosmopolitan Hotel, nhà ông Vantai (Vương Đại) 1872 (nguồn: Bs Albert Morice – La revue Tour du Monde 1875
[Belleindochine 1882, Albert Morice1876])
Về phía bờ sông, hữu ngạn thì phủ đầy những lều tranh nhỏ, phần lớn ngập một nửa trong nước sông Đồng Nai; còn tả ngạn là đất Sài Gòn (không phải Saïgon như người ta vẫn cố tình gọi ở Pháp). Khách sạn Cosmopolitan đồ sộ hay chính là Maison Vantaï [sic, Wangtaï - nhà của thương nhân Hoa kiều Vương Đại] ngạo nghễ trên bờ sông ngay sát bến tàu, phô ra mặt tiền thênh thang ba tầng lầu của nó; hàng me trên đường Catinat [nay là Đồng Khởi] và những đường phố chính khác của châu thành vươn cao những tán lá xanh thẫm, so le; và những chiếc xe đầy nhóc nhưng không mấy thoải mái mà người ta gọi là xe thổ mộ (malabar)...Quãng mười một giờ tôi đã có thể lên bờ, hành lý của tôi cùng với hành lý của những người Nhà nước được chở về kho cảng Hải quân, và cuối cùng tôi cũng đặt chân lên mảnh đất đỏ và bụi bặm đặc trưng của Sài Gòn này.
Dù mới đến thuộc địa nhưng tôi đã thu thập khá nhiều thông tin để biết rằng trước hết tôi phải tìm đến một trong vô số nhà buôn Á châu mà cửa hàng của họ tràn ra một phần đường các con đường nhỏ, để mua một chiếc salaco. Salaco là mũ của miền nhiệt đới; nó gần giống như mũ cát làm từ mủ cây lô hội, hay đúng hơn là thân cây điền thanh (người An Nam gọi là điên điển), người Anh ở Ấn Độ gọi mũ này là salatopi, nó có chức năng bảo vệ hộp sọ Âu châu khỏi cái nắng quá dữ dội của mặt trời. Đúng là chiếc mũ không đẹp và có phần nặng nề, nhưng người ta sẽ nhanh chóng quen với nó, dưới vành mũ trắng này người ta có thể thách thức những cơn say nắng. Bạn hãy hình dung một vật hình tròn, mỏng, lõm một bên và lồi ở bên kia, cố định bằng ba chiếc nẹp đứng nối với một viền bên trong có bán kính nhỏ hơn nhiều… và sau khi nhét vào túi cái mũ phớt không còn xài được nữa ngoại trừ mấy giờ ngắn ngủi chiều tối, tôi vội vã bước vào khách sạn đầu tiên gặp trên đường.
Một sân hiên khá sạch sẽ, phía trên gắn một biển hiệu ngạo nghễ của khách sạn này: Hôtel de l'Univers [góc đường Vannier (nay là Ngô Đức Kế) và Turc (nay là Hồ Huấn Nghiệp)], mở lối vào một căn phòng phục vụ cà phê, nơi có vài người Âu châu đang ngồi. Vì đã ăn trưa trên tàu và lại hơi mệt nên tôi chỉ muốn tắm rửa và nghỉ ngơi: tôi lấy một phòng, và dưới rèm che của chiếc màn chống muỗi khá rộng rãi nhưng than ôi, chi chít lỗ thủng, lần đầu tiên sau bốn mươi lăm ngày lênh đênh vượt biển, tôi mới được thoải mái duỗi cơ thể rã rời này.
Tôi thức dậy lúc ba giờ chiều, và sau khi tắm táp thì tôi đi lấy hành lý. Hai phu khuân vác người Hoa cao lớn, cởi trần, đội mũ rơm to đùng và dày cộm như cái chuông, vai mang đòn gánh chắc nịch, lao theo tôi và nhanh chóng giật lấy hành lý của tôi, không quên hét vào mặt nhau vài câu bằng thứ tiếng cục cằn đơn âm thoạt nghe rất chối tai.
Việc quan trọng đã giải quyết xong, tôi liền tới phòng tiệc. Trong phòng kê nhiều bàn nhỏ, và bên trên là hai hàng quạt kéo (panka) đặt song song, đó là tất cả những gì đập vào mắt tôi. Panka hay punka chỉ đơn giản là một khung gỗ vuông với hai mặt lót vải bông, cố định bằng một sợi dây thừng, dây này chạy qua rãnh của một ròng rọc và luồn qua một lỗ tường. Một người bản địa đứng ngoài căn phòng luân phiên kéo và thả. Chính nhờ phát minh mà chúng ta đã du nhập từ Ấn Độ này, người ta mới có thể chống lại cơn biếng ăn luôn ám ảnh sau những ngày nắng nóng kịch liệt. Gió quạt không chỉ phục hồi sinh lực và sự ngon miệng mà còn xua đuổi ruồi muỗi và những loài côn trùng khó chịu khác luôn nhăm nhe da thịt hoặc đĩa ăn của bạn.
Ngày nay, Hôtel des Douanes xây dựng từ tay Foulhoux hơn 130 năm trước là Cục Hải quan TP.HCM tại số 2, Hàm Nghi, phường Bến Nghé, quận 1.
Sau một bữa khá no nê bù cho những bữa trên tàu thường xuyên đói, tôi ra ngoài khách sạn, ngồi gần một chiếc bàn nhỏ trong rất nhiều bàn đang đặt cà phê và rượu mùi. Tôi bắt đầu xem xét kỹ lưỡng hơn chỗ mình đang ở. Tôi nhận thấy một điều đã gây ấn tượng ngay sau khi đặt chân đến; đó là dung mạo đặc biệt của cư dân, phần lớn đã sống lâu đời ở thuộc địa: họ có nước da hơi vàng, gương mặt hốc hác và đôi mắt rất sáng…
Tôi dành một khoảng chiều tối với một đồng nghiệp mà tôi quen trên chuyến vượt biển, anh là người thanh niên vui tính nhất tôi từng gặp. L., vốn không ăn tối ở khách sạn nơi anh nghỉ giống như tôi, đã dẫn tôi vào một trong những quán cà phê nằm trên bến cảng, và chúng tôi uống mừng hành trình hạnh phúc bằng một chai bia Na Uy.
Những đứa bé trai và gái An Nam, cao chừng hai thước [sic], lại gần đưa cho chúng tôi một chiếc bấc đang cháy ngay khi chúng tôi cuộn một điếu thuốc. Lối ăn xin trá hình này, duy nhất còn gặp ở Nam kỳ, diễn ra với những cử chỉ và giọng cười dễ thương đến mức tôi sẵn sàng bỏ qua hộp quẹt nhỏ mà quán mang tới cho người hút thuốc.
(còn tiếp)
(Nguyễn Quang Diệu lược trích từ Voyages en Cochinchine của Albert Morice - Thư Nguyễn chuyển ngữ)
(Nguyễn Quang Diệu lược trích từ Voyages en Cochinchine của Albert Morice - Thư Nguyễn chuyển ngữ)