30 tháng 8, 2023

Vấn đề ngoại giao Việt – Pháp dưới triều Nguyễn (P2) .

 Vấn đề ngoại giao Việt – Pháp dưới triều Nguyễn (P2) 


 HOẠT ĐỘNG KHÓ HIỂU CỦA

SỨ BỘ VIỆT NAM TẠI PHÁP NĂM 1840

Cuối thập niên 1830, trong lúc việc cấm đạo tiếp tục được triều đình Huế áp dụng triệt để thì một tin chấn động bay đến Việt Nam: cuộc chiến tranh Nha phiến nổ ra giữa quân đội Anh quốc hùng mạnh và quan quân nhà Thanh đang áp dụng một chính sách thật cứng rắn đối với việc người phương Tây du nhập vào đất nước họ một khối lượng á phiện rất lớn. Mặt hàng này được tuồn vào Trung Quốc từ nhiều năm trước, đến khi nhà Mãn Thanh ý thức được những di hại ghê gớm của nó thì đã khá muộn màng.
Vào thời ấy, có người dám khẳng định rằng nếu tệ đoan này vẫn ngang nhiên tiếp diễn thì chỉ trong vòng 10 năm nữa, sẽ không còn người đàn ông Trung Quốc nào còn đủ sức khỏe để đi lính (!!). Năm 1839, khi vua Đạo Quang nhà Thanh ra chỉ dụ cấm người Trung Quốc buôn bán với người Anh và chính quyền tỉnh Quảng Đông cho vứt xuống biển 20.000 thùng á phiện do người Anh sở hữu thì nhà cầm quyền Luân Đôn xem đó là cơ hội tốt nhất để phát động cuộc chiến tranh chống lại triều đình Trung Quốc.

 

Tồng đốc Lưỡng Quảng Lâm Tắc Từ, 
người trực tiếp thực hiện chính sách bài trừ ma túy tại Quảng Châu

Xem Tiếp

 












29 tháng 8, 2023

Truyện ngắn Nhà Văn Khái Hưng

 Truyện ngắn Nhà Văn Khái Hưng

 Trên đê Yên Phụ, một buổi chiều mùa hạ.

Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi.

Theo dòng nước đỏ lờ lờ, những thân cây, những cành khô trôi từ rừng về, nổi lềnh bềnh, như một dẫy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thực nhanh tới một nơi không bờ không bến.

Đứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ra ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói:

- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân giời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ!

Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng đứng dừng lại, hỏi vợ:

- Mình đã thổi cơm chưa?

Vợ buồn rầu đáp:

 

Xem Tiếp

 




Triệu Đà – Kẻ Xâm Lược Hay Vị Vua Có Công Của Việt Nam?

 Triệu Đà – Kẻ Xâm Lược Hay Vị Vua Có Công Của Việt Nam?

 Triệu Đà là người khởi đầu cho sự cai trị của dòng họ Triệu lên nhà nước Nam Việt trong giai đoạn từ năm 204 TCN đến 111 TCN. Ông là người đã đánh bại An Dương Vương và sáp nhập Âu Lạc vào nhà nước Nam Việt. Chúng ta được biết đến Triệu Đà nhiều hơn qua truyền thuyết Trọng Thủy – Mỵ Châu. Triệu Đà có nguồn gốc là người Hán từ Trung Quốc. Ông được nhà Tần cử xuống cai trị phương Nam. Nhưng sau này nhà Tần suy yếu nên ông đã làm phản lại và tách ra cát cứ. Như vậy, từ những góc độ khác nhau, các nhà sử học đã có những tranh luận về sự chính thống của nhà Triệu trong các triều đại vua của Việt Nam. Những người nổi tiếng công nhận nhà Triệu như Hưng Đạo Vương, Nguyễn Trãi,… Một số nhà sử học khác đời Hậu Lê lại phủ nhận nó như Ngô Thì Sĩ, hay nhà thơ Tố Hữu cũng từng gọi là giặc.

 


Xem tiếp

 


28 tháng 8, 2023

Khởi Đầu Nền Tân Nhạc-Từ Lúc nào ?

 Khởi đầu nền tân nhạc

 Tân nhạc Việt Nam ra đời muộn hơn nghệ thuật cải lương chừng thập kỷ, khoảng 1930. Theo nhạc sĩ Trần Quang Hải gọi đây là “giai đoạn tượng hình”. Còn Phạm Duy cho rằng, thập niên 30 là “thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới”.

Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang của ông Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu viết hồi năm 1920 mở đầu cho hình thức cải lương đổi mới của nghệ thuật ca kịch truyền thống, thì cũng có vài biên khảo cho rằng bài Kiếp hoa (thơ Nguyễn Văn Cổn, nhạc Nguyễn Văn Tuyên) là bài tân nhạc đầu tiên viết vào năm 1938.

Xem tiếp

 

Hội Ái Nhạc (Philharmonique) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 (Ảnh: Tư liệu)

 

 




1.000 Năm nô lệ giặc tàu-Thời Kỳ Bắc Thuộc

1.000 Năm nô lệ giặc tàu-Thời Kỳ Bắc Thuộc
Bắc thuộc lần I

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc.
Kỷ Thuộc Tây HánTân Mùi, [110 TCN], (Hán Nguyên Phong năm thứ 1). Nước Việt ta đã thuộc về nhà Hán. Nhà Hán cho Thạch Đái làm Thái Thú 9 quận. (Chế độ nhà Hán lấy châu lãnh quận, trừ hai quận Châu Nhai, Đạm Nhĩ đều ở giữa biển, còn 7 quận thuộc về Giao Châu, Đái làm châu Thái thú63. Thời Tây Hán, trị sở của Thái Thú đặt tại Long Uyên, tức là Long Biên, thời Đông Hán đặt tại Mê Linh tức là Yên Lăng.)

Triệu Vũ Vương - Triệu Đà
Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.
Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông).
Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN] , (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.
( Xem tiếp )

Triệu Văn Vương - Triệu Hồ
Triệu Văng Vương Tên húy là Hồ, con trai Trọng Thủy, cháu Vũ Đế.
Vua lấy nghĩa để cảm nước láng giềng, đánh lui địch, yên biên cảnh, cũng gọi là bậc vua có ý muốn thịnh trị vậy.
Bính Ngọ, năm thứ 2 [135 TCN], (Hán Kiến Nguyên năm thứ 6). Mùa thu, tháng 8, có sao Chổi mọc ở phương đông, đuôi dài hết trời.
Mân Việt Vương Sính xâm lấn biên ấp nước ta. Vua giữ ước với nhà Hán, không tự tiện dấy quân, sai người đem thư nói việc đó với nhà Hán. Nhà Hán khen là nghĩa, vì vua mà phát đại binh, sai Vương Khôi xuất quân từ Dự Chương, Hàn An Quốc xuất quân từ Cối Kê, để đánh Mân Việt.  
( Xem tiếp )

Triệu Minh Vương - Triệu Anh Tề
Minh Vương -Ở ngôi 12 năm.
Vua không cẩn thận mối vợ chồng, gây thành loạn cho quốc gia, không có gì đáng khen.
Tên húy là Anh Tề, con trưởng của Văn Vương.
Đinh Tỵ, năm thứ 1 [124 TCN], (Hán Nguyên Sóc năm thứ 5). Lấy Lữ Gia làm Thái phó.
Kỷ Mùi, năm thứ 3 [122 TCN], (Hán Nguyên Thú năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 5, ngày 30, nhật thực.
Nhâm Tuất, năm thứ 6 [119 TCN], (Hán Nguyên Thú năm thứ 4). Mùa xuân, sao Chổi mọc ở phía đông bắc. Mùa hạ, sao Chổi dài mọc [12b] ở phương tây.
Ất Sửu, năm thứ 9 [116 TCN], (Hán Nguyên Đỉnh năm thứ 1).
Mậu Thìn, năm thứ 12 [113 TCN], (Hán Nguyên Đỉnh năm thứ 4). Trước kia vua làm thế tử, sang làm con tin cho nhà Hán ở Trường An, lấy con gái người họ Cù ở Hàm Đan, sinh con tên là Hưng. Đến khi lên ngôi, giấu ấn của tiên đế đi, dâng thư sang nhà Hán xin lập Cù thị làm hoàng hậu, Hưng làm thế tử. Nhà Hán mấy lần sai sứ giả sang khuyên vua vào chầu. Vua sợ vào yết kiến phải theo pháp độ nhà Hán ngang với các chư hầu ở trong, cố ý cáo ốm không đi, bèn sai con là Thứ công vào làm con tin. Năm ấy vua mất, thụy là Minh Vương. Con là Hưng nối ngôi.
 ( Xem tiếp )

Triệu Ai Vương - Triệu Hưng
Ở ngôi 1 năm [112 TCN].
Tên húy là Hưng, con thứ của Minh Vương.
Năm ấy, vua đã lên ngôi, tôn mẹ là Cù thị là thái hậu.
Trước kia, thái hậu chưa lấy Minh Vương, đã từng thông dâm với An Quốc Thiếu Quý người Bá Lăng. An Quốc là họ, Thiếu Quý là tên. Năm ấy nhà Hán sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ vua và thái hậu vào chầu, như đối với các chư hầu ở trong, lại sai biện sĩ là bọn Gián nghị đại phu Chung Quân tuyên dụ, dũng sĩ là bọn Ngụy Thần giúp việc, vệ úy Lộ Bác Đức đem quân đóng ở Quế Dương để đợi sứ giả. Khi ấy vua còn ít tuổi, Cù hậu là người Hán, Thiếu Quý đến, lại tư thông. Người nước biết, phần nhiều không theo thái hậu. Thái hậu sợ loạn nổi, muốn dựa uy nhà Hán, nhiều lần khuyên vua và các quan xin nội phụ nhà Hán. Bèn nhờ sứ nhà Hán dâng thư, xin theo như các chư hầu ở trong, cứ 3 năm một lần vào chầu, triệt bỏ cửa quan ở biên giới. Vua Hán bằng lòng, ban cho vua và tướng Lữ Gia ấn bằng bạc và các ấn nội sử, trung úy, thái phó, còn các chức khác được tự đặt lấy. Bỏ hình phạt cũ thích chữ, cắt mũi, dùng pháp luật nhà Hán như các chư hầu ở trong. Các sứ giả đều ở lại để trấn giữ vỗ về. 
( Xem tiếp )

Triệu Thuật Dương Vương - Triệu Kiến Đức
Triệu Kiến Đức ở ngôi được gần 1 năm.
Năm 113 trCN nội tình nhà Triệu rất rối ren, Vua Hán sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ Nam Việt về hàng. Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (mẹ của An Vương) nên tư thông với nhau và dụ dỗ Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia đã cùng với một số đại thần đem quân cấm binh vào giết chết sứ nhà Hán. Cù Thị và Ai Vương tôn Kiến Đức là con trưởng của Minh Vương lên làm vua. Vũ Đế nhà Hán sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang xâm lược Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi bèn đưa Dương Vương chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bắt được. Vua tôi đều bị hại. Nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi là Giao Chỉ bộ.  

23 tháng 8, 2023

Sơ Lược Sự Hình Thành “Saigon-Gia Định”

 Sơ Lược Sự Hình Thành “Saigon-Gia Định”

 Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn – Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa

Xem tiếp

 


Tòa Hành Chánh Tỉnh Gia Định. 
Nay là UBND Quận Bình Thạnh

 

 


Kỹ thuật thơ, kỹ thuật sống trong thơ haiku-Bài 1

 Kỹ thuật thơ, kỹ thuật sống trong thơ haiku-Bài 1

 Haiku, một thể thơ thường gắn với nước Nhật, có thể được sáng tác ở phương Tây hay Việt Nam không? Xa hơn nữa, có thể sáng tác “haiku thị giác” (visual haiku), dưới dạng nhiếp ảnh hoặc điện ảnh, để đưa haiku ra khỏi biên giới của văn viết không? Không khó để trả lời những câu hỏi này nếu ta nhìn haiku cổ điển không chỉ là một kỹ thuật thơ, mà còn là một kỹ thuật sống.

Tác phẩm văn học dài một câu

Suốt 350 năm hình thành và phát triển, thể thơ haiku (hài cú) đã không ngừng mở rộng về đề tài, thẩm mỹ, dung lượng chữ và cách ngắt nhịp, nhất là từ khi Nhật Bản tăng cường tiếp xúc với phương Tây.

Xem tiếp

 


 

 

22 tháng 8, 2023

Ngoại giao Việt – Pháp dưới triều Nguyễn (P1)

 Ngoại giao Việt – Pháp dưới triều Nguyễn (P1) 

 Với các nước phương Tây, mối quan hệ đối ngoại của các chính quyền Lê-Nguyễn đã bắt đầu từ những thế kỷ XVII-XVIII. Những thập niên cuối thế kỷ XVIII, thỏa ước Versailles ký kết giữa Giám mục Bá Đa Lộc, với tư cách đại diện chúa Nguyễn Ánh, và đại diện vua Louis XVI, đã không thực hiện được do sự ngăn trở của viên chức Pháp được giao trách nhiệm thi hành. Vào thập niên 1810, sau khi vua Gia Long đã yên vị trên một đất nước thống nhất và tương đối bình ổn, các tàu buôn Pháp hướng về Viễn Đông để tìm thị trường tiêu thụ mới.

Xem tiếp

 

Sách của Tác Giả Lê Nguyễn
Xã Hội Việt Nam qua bút ký của người nước ngoài

 

 



20 tháng 8, 2023

Gặp các bà hoàng cuối triều Nguyễn

 Gặp các bà hoàng cuối triều Nguyễn - Trích hồi ký Lê Văn Hiến




Hoàng Hậu Nam Phương và các con


 Chiều ngày 30/8/1945, Vua Bảo Đại đọc Chiếu Thoái vị trước cửa Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế, trao lại ấn tín, quốc bảo của triều đình cho đại diện của Việt Minh, chính thức chấm dứt sự cai trị của Nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam. Đầu tháng 12 năm đó, ông Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Lao động trong Chính phủ Lâm thời được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Đặc phái viên của Chính phủ ở Nam Trung bộ và Nam Bộ

Xem tiếp

 

 



19 tháng 8, 2023

Cắt phăng búi tó củ hành

Cắt phăng búi tó củ hành

 Ngày xưa, theo quan niệm chữ hiếu của đạo Nho dạy rằng: “Mình mẩy, da tóc là của cha mẹ trao cho, thì người con không dám làm tổn thương, huỷ hoại”. Bởi vậy, dân mình có tâm lý kính trọng từng sợi tóc, không dám cạo cắt, để lâu dài búi lên sau ót, gọi là búi tóc củ hành, búi tóc củ kiệu, người Pháp gọi chung là búi tó (Le Chignon).

Với quan niệm này làm tôi nhớ đến chú Năm của thằng bạn trong xóm, một nhân vật mà có lần tôi viết trong bài Búi tóc ngày xưa.
Xem tiếp

 




16 tháng 8, 2023

Sài Gòn Xưa - ký ức xinê một thời

 Sài Gòn Xưa - ký ức xinê một thời


 

Các rạp Rex, Eden và Quốc Tế đều là "rạp hạng nhứt", phần lớn chiếu phim mới nhất, độc quyền và không để trùng nhau. Đi xem phim tại các "rạp sang" là thú vui đắt tiền hiếm hoi cho nhiều gia đình.
Thế nhưng Sài Gòn "thượng vàng hạ cám", có đủ rạp xinê "hạng hai", "hạng ba" hay kể cả "hạng bét" ở cả khu vực trung tâm và các xóm lao động. "Rạp sang" là rạp có máy lạnh, ghế nệm, chiếu theo suất. Rạp bình thường chỉ có quạt máy, chiếu pẹc-ma-năng (thường trực) vào lúc nào cũng được, đặc biệt chiếu liên tục hai phim, đều là phim cũ. Riêng dịp Tết, chỉ chiếu một phim, nhất là phim hài.
Xem tiếp

 


Sài Gòn Xưa - ký ức xinê một thời




13 tháng 8, 2023

Lịch sử Sài Gòn thế kỷ 18

Lịch sử Sài Gòn thế kỷ 18

Lịch sử Sài Gòn thế kỷ 18

Năm 1705, vua Chân Lạp Nặc Ông Thâm liên minh với quân Xiêm để triệt hạ thế lực tranh chấp Nặc Ông Yêm. Nặc Ông Yêm phải chạy qua Gia Định cầu viện. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cửu Vân đem quân đánh tan quân Xiêm, đưa Nặc Ông Yêm về thành La Bích rồi rút quân về.

Năm 1714, Nặc Ông Thâm đem quân từ Xiêm về đánh lấy thành La Bích. Nặc Ông Yêm lại cho người sang Gia Định cầu viện. Đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) Trần Thượng Xuyên phát quân sang đánh, Nặc Ông Thâm bỏ thành chạy sang Xiêm.


 


Năm 1729 đất Gia Định bị đe dọa trước sự động binh của Chân Lạp, chúa Nguyễn cho đặt sở Điều khiển để lo việc quân sự trong vùng.


12 tháng 8, 2023

Hoài niệm Ngày xưa-Sài Gòn từ 1698 trở về trước

Hoài niệm Ngày xưa-Sài Gòn từ 1698 trở về trước

 


 

Hoài niệm Ngày xưa-Sài Gòn từ 1698 trở về trước

Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh nhau: Thù Nại và Bà Lị.

Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt kinh đô ở Vyâdhapura. Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên.
Triều đình Chân Lạp thuở đó với bộ máy nhà nước khá quy củ. Phần đất có hai khu vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp.

Xem tiếp 

9 tháng 8, 2023

Chuyện Trường cao đẳng Sư phạm (Ecole supérieure de pédagogie).

 Chuyện Trường cao đẳng Sư phạm (Ecole supérieure de pédagogie)

 Năm 1919, tôi xách ba bằng [1] đi thi vào Trường cao đẳng Sư phạm (Ecole supérieure de pédagogie).


Trước khi đi thi, tôi phân vân về những ý kiến của bà con và bè bạn; người thì bảo xin bổ giáo học vì có văn bằng Pháp đi dạy học được lương cao, 60 đồng một tháng, trị giá bằng 15 tạ gạo lúc bấy giờ, gấp ba lương giáo viên có bằng Đíp-lôm. Có cụ lại khuyên vào Trường luật để sau ra làm quan. Có ông bảo nên vào Trường thuốc để ra làm Đốc-tơ (bác sĩ), một nghề tự do, kiếm tiền dễ lắm, cứ "cầm cổ tay người ta là có tiền rồi". Nguyên lúc ấy có 7 trường cao đẳng họp lại thành nền Cao học Đông Dương (Université Indochinoise), 

 

nhưng người ta đặc biệt chú ý đến ba trường: Trường thuốc, Truờng luật và Trường sư phạm. Trường luật người ta gọi là "trường chính", Trường sư phạm là "trường giáo". Chính với giáo là hai danh từ dùng đã lâu đời. "Chính" là làm quan, "giáo" là làm thầy.
Xem tiếp



Chợ Lớn-Sài Gòn Xưa Bị Thủ Tướng Ngô Đình Điệm Chặn Nguy Cơ Tự Trị

 Chợ Lớn-Sài Gòn Xưa Bị Thủ Tướng Ngô Đình Điệm Chặn Nguy Cơ Tự Trị


 


Một gia đình người Hoa

 Phá tan giấc mơ "Republic of Cholon".

Trước nguy cơ khu Chợ Lớn Sài Gòn với đa số người Hoa đòi tự trị, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm ra tiến hành loạt biện pháp cụ thể.

Thập niên 1950, sau khi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chiếm xong toàn bộ đại lục Trung Hoa, Chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) lẫn Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) ngấm ngầm lẫn công khai có chủ trương tác động, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng người Hoa khu vực Đông Nam Á.
Cũng trong những năm này, Singapore là thuộc địa Anh, nơi cộng đồng người Hoa chiếm đa số nổi lên phong trào đòi tự trị.
Xem tiếp



7 tháng 8, 2023

Sài Gòn nhớ nhớ thương thương : Bàn Cờ, giao điểm truân chuyên

 

Sài Gòn nhớ nhớ thương thương:
Bàn Cờ, giao điểm truân chuyên

 









Con lộ Bàn Cờ và xóm “nhà cây” ven đường mới mở năm 1958

Bây giờ không ai gọi đây là "xóm lao động". Cái từ "xóm" cũng đã biến mất lâu rồi. Nhà phố bêtông mọc lên cao vút. Cửa tiệm nối tiếp cửa tiệm, sáng choang kính màu, bảng hiệu. Ngõ hẻm ken dày, đông đặc nhà lầu bốn năm tầng kiên cố. 

Vậy đấy, cái chốn tôi ở gần 50 năm, đang thay da đổi thịt vùn vụt như cả thành phố hiện giờ. Thế mà, mỗi sáng đạp xe dạo quanh phố xá mới mẻ, từng vòng xe vẫn đưa tôi về bao nhiêu hình ảnh và ký ức thân quen. Đây rồi, Bàn Cờ, cái xóm lam lũ một thời, cái xóm chở che bao phận người cao thấp, còn đó hay phôi pha trong một Sài Gòn mở rộng lớn lao.

Xem tiếp



3 tháng 8, 2023

Chân dung vua Gia Long qua miêu tả của người Pháp: Thân thể vô cùng cường tráng, trên mặt có dấu vết riêng chỉ nhà Nguyễn mới có

 Chân dung vua Gia Long qua miêu tả của người Pháp: Thân thể vô cùng cường tráng, trên mặt có dấu vết riêng chỉ nhà Nguyễn mới có

 

Sử sách Việt Nam ít khi mô tả rõ ràng dung mạo các vị quân vương, mà thường dành những ngôn từ ước lệ hoặc khoa trương, như dáng hổ, mặt rồng. “Vua Gia Long da trắng, mắt sáng, chòm râu hoàn toàn bạc và dày hơn râu những người đàn ông khác trong xứ”, Michel Đức tả về dung mạo vị vua đầu triều Nguyễn như vậy.

Đôi nét về tiểu sử vua Gia Long
Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8 tháng 2 năm 1762).

Xem tiếp

 



Sài Gòn, chốn cũ đường xưa (Kỳ 1)

 Sài Gòn, chốn cũ đường xưa (Kỳ 1)

 

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm…nửa thế kỷ lận nhen… Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là… hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều!
Bởi vậy, bác tài có muốn… chơi ác pha đèn, cũng… bó tay!!!

Khúc đường gần bịnh viện đều có bảng “cấm nhận kèn” để bịnh nhân khỏi giựt mình!

Xe đậu trong đường Sàigon đều phải tuân theo bảng đậu “ngày chẵn lẻ”…

Xem tiếp