Thành phố Chợ Lớn và Thành Phố Saigon năm 1865



Thành phố Chợ Lớn và Thành Phố Saigon




Thành phố Chợ Lớn -Thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (ville de Chợ Lớn) là đô thị loại 2 (municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Đà Nẵng và Phnom Penh được thành lập sau này của xứ Đông Dương thuộc Pháp. Đứng đầu thành phố là viên Thị trưởng (Maire), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.
 
Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Tuy nhiên trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại Thành phố Chợ Lớn.




Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo Bến Nghé xưa của nhà văn Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).

Đến năm 1930, hai Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, khu Sài Gòn-Chợ Lớn được thành lập lại theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đứng đầu khu là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng quản lý khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Chức Thị trưởng vẫn còn tồn tại đến năm 1934, nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Khu trưởng.

Kể từ năm 1956, theo học giả Vương Hồng Sển, Chợ Lớn bị lấy đi một phần nhập với Gia Định, còn một phần nhập với Tân An làm ra tỉnh Long An. Riêng thành phố Chợ Lớn (nơi có chợ Bình Tây ngày nay) thì nhập với Sài Gòn làm thành Đô thành Sài Gòn.

Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" (province) và chia Nam Kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào [6]. Thành phố Sài Gòn nằm giữa địa giới của tỉnh Gia Định, còn thành phố Chợ Lớn nằm giữa địa giới của tỉnh Chợ Lớn.

Đến năm 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Lý Thái Tổ. Sài Gòn cũng được mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và một phần quận 7 ngày nay.[7]




Ngày 27 tháng 4 năm 1931, khu Sài Gòn-Chợ Lớn (tiếng Pháp: Région de Saigon - Cholon) được thành lập lại theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đứng đầu khu Sài Gòn-Chợ Lớn là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị khu Sài Gòn-Chợ Lớn, quản trị chung cả hai thành phố. Thành phố Chợ Lớn được mở rộng hơn sát nhập thêm một số vùng của tỉnh Chợ Lớn, nhưng thành phố Sài Gòn thu hẹp, cắt trả khu vực từ kinh Bàu Đồn đến Kinh Tẻ (nay thuộc quận 7) về cho quận Nhà Bè. Tổng diện tích của cả khu tăng lên 51 km2. Trong thời gian chuyển tiếp chức Thị trưởng của mỗi thành phố tạm thời vẫn giữ, nhưng nhiều quyền hạn của chức vụ này chuyển sang cho Khu trưởng. Đến năm 1934 bãi bỏ chức Thị trưởng của hai thành phố, nhưng còn duy trì hoạt động của hai Tòa Thị chính (còn gọi là Dinh Xã Tây) Sài Gòn và Chợ Lớn để xử lý công việc hành chính.

Ngày 19 tháng 12 năm 1941, các Tòa Thị chính của hai thành phố cũ: Sài Gòn và Chợ Lớn bị giải thể. Toàn Khu Sài Gòn-Chợ Lớn được chia thành 5 quận, bao gồm:
Quận I (nay thuộc một phần quận 1)
Quận II (nay thuộc một phần quận 1)
Quận III
Quận IV (nay là địa bàn quận 5 và quận
Quận V (nay là địa bàn thuộc quận 6

Khi Việt Nam độc lập (1945), nơi đây được gọi là thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, ở đây xảy ra trận Sài Gòn-Chợ Lớn giữa quân đội của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp được hỗ trợ bởi Anh-Ấn. Sau khi tái chiếm được Đông Dương, năm 1948 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chia thành phố thành 6 quận hành chính, đến năm 1952, tăng thành 7. Quận VII được thành lập từ một phần của quận Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định (nay là quận 4).

Giữa những năm 1954 và 1975, sau Hiệp định Genève, Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng làm thủ đô.
Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Khu Sài Gòn-Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau khi trở thành Tổng thống, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn". Sau đó, lại ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23 tháng 3 năm 1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, lại có thêm nghị định số 110-NV chia lại các quận, theo đó Đô thành Sài Gòn được chia lại thành 8 quận, được đánh số từ 1 đến 8:
Quận 1: địa giới quận I cũ
Quận 2: địa giới quận II cũ
Quận 3: địa giới quận III cũ
Quận 4: địa giới thuộc quận VI cũ
Quận 5: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía bắc Kênh Tàu hủ[8]
Quận 6: một phần địa giới của quận V cũ
Quận 7: một phần địa giới của quận V cũ
Quận 8: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía nam Kênh Tàu hủ

Theo Bản Đồ : 
Thành Phố Saigon Năm 1865 giới hạn bởi các con đường Nguyễn Thái Học-Một phần Lê Văn Duyệt ( Cách Mạng Tháng 8 ) Hồng Thập Tự ( Nguyễn Thị Minh Khai ) Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cường Để ( Tôn Đức Thắng ) Bến Chương Dương ( Võ Văn Kiệt )

Thành Phố Chợ Lớn năm 1865 giới hạn bởi các con đường Bình Tiên, Minh Phụng ( Quận 6 ) Hồng Bàng ( Quận 6-Quận 5 ) Nguyễn Tri Phương ( Quận 5 ) Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Cây Sung ( Quận 8 ).