Thành Phố Chợ Lớn và Tỉnh Chợ Lớn có thật sự tồn tại?

 

CHUYỆN CHỢ LỚN - Thành Phố Chợ Lớn và Tỉnh Chợ Lớn có thật sự tồn tại?

Nếu ngày nay Chợ Lớn được nhiều người biết đến với quy mô khá nhỏ và lép vế so với phố Tàu tại Thái Lan, Mã Lai, hay Tân Gia Ba, nhưng ít ai biết xưa kia, Chợ Lớn thời hoàng kim là "thành phố Tàu" với dân số hơn 193.000 người cùng hàng loạt trụ sở, công xưởng, tụ điểm giải trí nổi bật.




Thành phố Chợ Lớn thuộc tỉnh Gia Định (ville de Cholon).

Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam). Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị quân Tây Sơn tàn phá năm 1776 .

Thành phố Chợ Lớn được lập vào ngày 06/06/1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, công nhận thành phố Chợ Lớn là đô thị loại II, tòa thị chánh đặt tại Dinh Xã Tây (nay thuộc đại Học Y Dược đối diện chợ Xã Tây)

Địa bàn ba tổng: Tân Phong Thượng - Tân Phong Trung - Tân Phong Hạ (tỉnh Gia Định) với diện tích gần 1 km2, chỉ là một phần quận 5 hiện nay. Địa giới hành chính của thành phố được mở rộng dần bằng việc sáp nhập các vùng lân cận.
- Khi mới thành lập thành phố chia thành năm phường. do Phường trưởng đứng đầu.
- Năm 1903 thành phố có 9 phường
- Năm 1912 tăng thêm phường 10
- Năm 1916 có 16 phường
Quản lý thành phố: cơ quan hành chính lâm thời gọi là Ban Đại diện thành phố, đứng đầu là vị Chủ tịch. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887, chức vụ Thị trưởng thành phố Chợ Lớn do Ủy hội thành phố bầu chọn,

Cơ quan hành chính và phục vụ công cộng thành phố Chợ Lớn (theo bản đồ 1923)

 




1: Nghĩa trang: Nghĩa Trang Phúc Kiến, Nghĩa Trang Triều Châu, Nghĩa Trang Hẹ, Nghĩa Trang Hải Nam, Nghĩa Trang Quảng Đông, Nghĩa Trang Hồi Giáo, Nghĩa Trang Công Giáo, Nghĩa Trang người Âu
2: Nơi giữ thú chạy rông
3: Chỗ chứa rác công cộng
4: Trường học: Trường mẫu giáo, Trường trung học Pháp Hoa, Trường khiếm thị, Trường Thành phố,
5: Nhà thờ: Nhà thờ Chợ Quán, Nhà thờ Chợ Lớn, Nhà thờ thánh Phanxico
6: Chợ: Chợ An Điềm, Chợ Bình Tây, Chợ Bình Đông, Chợ Trung Tâm,


7: Nhà thương: Nhà thương Drouet, Nhà thương Cho dân bản xứ Nam kỳ, Nhà thương Phúc Kiến, Bảo sanh viện, Nhà thương Triều Châu, Nhà thương Chợ Quán, Nhà thương Quảng Đông
7: Cơ quan nhà nước: Tòa Thị Chánh, Tòa Tham Biên, Tòa Hòa Giải, Sở Liêm phóng (sở mật thám), trại lính, Thuế trực thu, Bót cảnh sát Phú Lâm, Thuế quan, Bưu điện trung tâm, Bưu điện Chợ Quán, Bưu điện Bình Tây, Trụ sở hiến binh Trung tâm,
8: Nhà máy: nhà máy bia Larue, nhà máy Nước và Điện, công xưởng Thành phố, nhà máy rượu Mazet, Nhà máy Orient, Lò mổ heo Bình Đông, Nhà máy Rượu Fontaine, Nhà máy Yu Chéong
9: Tụ điểm giải trí: Rạp phim Eden, Nhà hát Trung Hoa, Nhà hát Annam, Sòng bạc
10: Tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn (đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo)Sát nhập thành vùng đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn
Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon), sau này được đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn.Quản lý đô thành: Hội đồng Hành chánh, đứng dầu là Khu trưởng do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Chức vụ Thị trưởng của hai thành phố: Sài Gòn và Chợ Lớn còn duy trì. Phụ tá cho Khu trưởng quản lý khu vực thành phố Chợ Lớn cũ có vị Đặc phái viên Khu trưởng Khu Sài Gòn - Chợ Lớn (chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1932) có tổng diện tích 51 km2, dân số năm 1931 khoảng 350.000 người.
Tỉnh Chợ Lớn không thuộc thành phố Chợ Lớn (province de Cholon)



Chợ Lớn là một tỉnh cũ ở Nam Bộ Việt Nam nay phần lớn địa bàn thuộc tỉnh Long An, được chính quyền thực dân Pháp thành lập năm 1899.
Tỉnh Chợ Lớn là một đơn vị hành chính riêng biệt với Thành Phố Chợ Lớn, tuy nhiên tỉnh lỵ Chợ Lớn đặt chung trong thành phố Chợ Lớn, nên nhiều thời kỳ, Thị trưởng Chợ Lớn kiêm nhiệm luôn chức Chủ tỉnh Chợ Lớn.
Quận Cần Đước
Quận Cần Giuộc
Quận Đức Hòa
Quận Trung Quận
Năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Tân An hợp nhất với phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An.
Những hình ảnh về Chợ Lớn một thời xa xưa khi còn là thành phố lớn. Những ký ức về Thành phố Chợ Lớn và Tỉnh Chợ Lớn dường như đã mất dấu đến nỗi a Pá, a Má mình cũng không biết!
Theo An Duyên