Hai năm sau, hạ Đại Đồn Chí Hòa ngày 24/2/1861. Khói lửa vừa tan, khu vực đô thị Sài Gòn của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm xác lập 1772 được người Pháp thừa nhận ngay
Quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1772 từ vị trí lũy Bán Bích của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm tổ chức đắp năm 1772 so với bản đồ hiện nay – theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước… Đồ họa: TRỊ THIÊN
Bài 1: Bí ẩn ba con đường xéo giữa Sài Gòn vuông vức
Cụ thể ngày 11/4/1861, Phó đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (ville de Saigon) gồm phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích khoảng 25km2.
Đây là địa giới thuộc địa giới mà tướng Nguyễn Cửu Đàm đã xác lập 89 năm trước đó, năm 1772 (coi bản đồ phía trên).
Người Pháp cũng e sợ trước tầm quy hoạch vượt thời đại
Một năm sau, 30/4/1862, triển khai cụ thể nghị định này, Trung tá công binh Coffyn lập một dự án quy hoạch nổi tiếng: Dự án “Thành phố Sài Gòn 500.000 dân” (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km2 (50m2/người, gồm cả đường sá, công viên…).
Quy hoạch này hoàn toàn dựa vô quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm vạch ra trước đó 90 năm (1772 – 1862), khi số dân Sài Gòn 1772 chỉ khoảng 20-30.000 người.
Tuyến đường Trần Quang Khải – Lý Chính Thắng, phần đầu tiên của lũy Bán Bích đến 1975 vẫn là một trong những ranh giới giữa Sài Gòn và Gia Định – Ảnh: C. M.C
Trung tá công binh Coffyn đã sai lầm quy hoạch “theo đuôi” quy hoạch của một người Sài Gòn – Gia Định, tướng Nguyễn Cửu Đàm?
Ba năm sau, người Pháp quy hoạch lại bằng một nghị định do quyền Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Pierre Rose ban hành ngày 3/10/1865.
Một trong những hình xưa nhất chụp khu vực quận 1 nhìn qua quận 4 hiện nay. Vị trí chụp có lẽ từ khu vực Tòa nhà M&C (Q.1) hiện nay. Lúc đó, Bến Nhà Rồng chưa xây dựng – Ảnh tư liệu
Bản đồ Sài Gòn 1896 cho thấy Sài Gòn lúc này rộng khoảng 7km2 với khuôn viên nằm gọn trong rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và đường Cách Mạng Tháng 8 hiện nay (đường màu đỏ trong bản đồ, chạy dọc khu công viên nay là Công viên Tao Đàn) – Ảnh tư liệu
Trên bản đồ TP.HCM hiện nay, Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1865 co nhỏ lại so với dự án “Thành phố Sài Gòn 500.000 dân” (hoàn toàn dựa vào Quy hoạch 1772 của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm – Đồ họa: TRỊ THIÊN
Cách 5km là thành phố Chợ Lớn cũng thuộc địa giới 1772 với diện tích
khoảng trên 3km2 với 31 đường phố lớn nhỏ (hiện là khu vực quận 5 – rộng
4km2).
Bản đồ thành phố Chợ Lớn 1874 – Ảnh tư liệu
Đường cái quan (Nguyễn Trãi hiện nay) năm 1900. Đây là con đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn có trước khi Pháp chiếm thành Gia Định 1859
Người Pháp dần dà công nhận quy hoạch của người Việt trước đó 200 năm
Với vị trí kinh tế thuận lợi, Sài Gòn phát triển mạnh hơn người Pháp nghĩ, như nó đã phát triển suốt hơn 300 năm, từ 1698 khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vô Nam, lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ…; chính thức xác lập chủ quyền người Việt trên vùng đất mới, trong đó có Sài Gòn – Gia Định.
Thế là 12 năm sau, ngày 8/1/1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra “Sắc lệnh về tổ chức Thành phố Sài Gòn” (Dercet concernant l’organissation municipale de la Ville de Saigon), có hiệu lực từ 16/5/1877. Với sắc lệnh này, Sài Gòn rộng thêm về phía tây nam đến khu vực cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến đường Điện Biên Phủ, khu vực công viên Lê Văn Tám hiện nay.
Sài Gòn tiếp tục phát triển. Ngày 17/12/1894, một nghị định mới mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng hiện nay. Diện tích Sài Gòn rộng thêm 4km2, thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay.
Và đây là khu vực lũy Bán Bích của tướng Nguyễn Cửu Đàm xây dựng.
20 năm sau, năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định quy định thành phố Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định, thành phố Chợ Lớn nằm trong tỉnh Chợ Lớn.
Nghĩa là Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn thuộc hai tỉnh, hai hệ thống hành chính, hai nền kinh tế