Chuyện Chợ Lớn-Thất Phủ Võ Miếu 七府武廟歷史

   Chuyện Chợ Lớn-Thất Phủ Võ Miếu 七府武廟歷史

 Thất Phủ Võ Miếu được xây năm 1775, cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất Chợ Lớn.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu còn là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine) 

 


 


Thất Phủ Võ Miếu được xây năm 1775, cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất Chợ Lớn.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu còn là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine) 


Thất Phủ Võ Đế Miếu – La Pagode des Sept Congrégations, 120 rue de Canton,
carte postal 1908, vị trí ngày nay: 118-120 Triệu Quang Phục, Quận 5. Nay là khoảnh đất rộng cạnh hội quán Tam Sơn.


VÌ SAO KHI THÌ NGŨ BANG - KHI THÌ THẤT PHỦ? 七府五幫

Năm 1776, quân Tây Sơn đã đến đàn áp những người Hoa ở Cù lao Phố do họ ủng hộ Nguyễn Ánh khiến khu vực này bị tàn phá nặng nề.
Năm 1778, người Hoa bắt đầu di cư lên khu vực Chợ Lớn và bắt đầu lập nghiệp với cuộc sống mới ở đây.
Năm 1802, triều đình nhà Nguyễn đã đánh bại triều Tây Sơn.
Ủng hộ người Hoa và chia thành 7 cộng đồng người Hoa hay còn gọi là 7 bang – thất phủ :
Phúc Châu
Tuyền Châu
Chương Châu
Huy Châu
Quảng Châu
Triều Châu
Quỳnh Châu .

Tháng 1 năm 1885, 7 bang trên gộp lại còn 5 bang tương đương 5 nhóm ngôn ngữ và tồn tại đến ngày nay:
Quảng Đông
Phúc Kiến
Triều Châu
Hẹ
Hải Nam.

XÂY DỰNG THẤT PHỦ VÕ MIẾU THỜ QUAN ĐẾ
Năm 1820, 7 bang này đã góp tiền để xây miếu để thờ phụng Quan Đế chung ở địa chỉ số 120 đường Quảng Đông – Chợ Lớn nay là 120 Triệu Quang Phục ).

Về vị trí xưa kia, Hội Quán Phúc Châu, Hội Quán Quảng Châu và Hội Quán Triều Châu được xây dựng gần Thất Phủ Võ Miếu. Trước năm 1975, 3 hội quán này có tên là Tam Sơn Hội Quán ( 三山會館 ),Tuệ Thành Hội Quán (穗城會館) và Nghĩa An Hội Quán (義安會館)

Trong quan niệm dân gian của người Trung Hoa, Quan Công là một vị thánh nhân có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Ông đại diện cho sự uy nghiêm, thịnh vượng và chính trực. Tín ngưỡng này từ lâu đã được người Hoa mang theo trên con đường di cư, đặc biệt là nhắc nhở những người làm ăn kinh doanh cần giữ được những đức tín như ngài, để được thịnh vượng và may mắn.


LÀ NƠI THỂ HIỆN TINH THẦN TƯƠNG TRỢ GIỮA CÁC CỘNG ĐỒNG HOA KIỀU.

Khi tu sửa lần thứ 3 vào năm 1878, thông tin được ghi chép lại rằng 7 bang nói trên đã hùn tiền lại để tu sửa do đó được gọi tên là Thất Phủ Võ Miếu để thờ Quan Thánh Đế Quân chung với nhau. Bảng ghi chép được lưu truyền lại cũng ghi rõ số tiền mà 7 bang đã góp lại bao gồm :
Phúc Châu góp 1.070đ
Tuyền Châu góp 1.140đ
Chương Châu góp 1.000đ
Huy Châu góp 100đ
Quảng Châu góp 2.711đ
Triều Châu góp 2.885đ
Quỳnh Châu góp 1.927đ

Ban Trị Sự Thất Phủ hỗ trợ chính quyền Đông Dương trong việc quản lý người Hoa như:
+ Phổ biến chính sách nhà nước
+ Thu thuế
+ Hỗ trợ người Hoa
Bên cạnh đó, mỗi hội quán đều xây dựng trụ sở hội quán riêng để xử lý công việc trong nhóm của mình. Ngoài ra còn mở chùa, trường học, bệnh viện, …

Tuy nay Thất Phủ Võ Miếu đã bị phá dở sau 1975, nhằm triệt tiêu hoàn toàn sức mạnh của Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ. Bàn thờ Quan Công được dời qua đền Tam Sơn (chùa bà chúa Thai Sanh) bên cạnh. Thật tiếc cho một di tích tín ngưỡng, văn hoá, thương mại lâu đời của người Hoa tại Chợ Lớn!

Theo An Duyên